Nhịp Sống 365 – Bày tỏ nhất trí với việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có lộ trình tăng thuế phù hợp để tránh tạo ra “cú sốc” giá đối với người tiêu dùng cũng như không làm tác động lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng nay (22/11), Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Advertisement
Một trong những điểm đáng chú ý mà các đại biểu Quốc hội quan tâm trong dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đó là quy định thuế suất theo tỉ lệ phần trăm tăng theo lộ trình từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030 để đạt mục tiêu tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO.
Theo đó, đối với mặt hàng rượu từ 20 độ trở lên, phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Advertisement
Phương án 2 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Đối với mặt hàng rượu dưới 20 độ, phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 40%, 45%, 50%, 55%, 60% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Advertisement
Phương án 2 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 50%, 55%, 60%, 65%, 70% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Đối với mặt hàng bia, phương án là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Đề xuất giãn thời điểm áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia, rượu
Thảo luận tại tổ, đại biểu Tạ Văn Hạ (tỉnh Quảng Nam) đồng ý việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia, thuốc lá, tuy nhiên, phải cân nhắc lộ trình phù hợp, đối xử một cách công bằng với doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích hài hòa “nhà nước, doanh nghiệp và người dân”.
“Qua khảo sát thì thấy rằng rượu bia phi chính thức, nhập lậu là nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc. Nên cần công bằng với doanh nghiệp trong nước làm ăn nghiêm túc. Do vậy, cần đánh giá đầy đủ, hài hòa sự tác động việc điều chỉnh thuế”, đại biểu Tạ Văn Hạ nói.
Đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (tỉnh Tiền Giang) cũng tán thành việc áp thuế với bia rượu, để tiến tới các biện pháp hạn chế sử dụng các mặt hàng này. Tuy nhiên, không nên thực hiện ngay mức thuế này mà cần có lộ trình, sớm nhất là từ năm 2027.
Theo đại biểu, trong bối cảnh các nhà máy bia gặp khó khăn sau đại dịch COVID-19, tiêu thụ giảm, nhất là quy định 0 độ cồn như vừa qua đã gây ảnh hưởng nặng nề cho các nhà sản xuất. Nếu áp dụng thuế này ngay có thể dẫn đến nhiều khó khăn hơn nữa cho doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác bởi sau ngành này còn nhiều lĩnh vực có liên quan.
Trong khi đó, đại biểu Dương Minh Ánh (TP. Hà Nội) cũng nhất trí về việc tăng thuế suất đối với mặt hàng rượu, bia để hạn chế tình trạng lạm dụng rượu, bia, gây tác hại đến sức khỏe của người dân và trật tự an toàn xã hội. Quy định này cũng sẽ làm giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân do tác hại của rượu bia gây ra, giữ an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.
Advertisement
“Tuy nhiên, xét về nhiều mặt thì khi tăng thuế xuất đối với mặt hàng nào đó chúng ta cần cân nhắc lộ trình thực hiện cho phù hợp, nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp, thị trường, người tiêu dùng thích nghi với việc tăng thuế trong thời gian tới”, đại biểu Dương Minh Ánh nói.
Nếu tăng thuế quá nhanh và mạnh khiến các doanh nghiệp không thể điều chỉnh công suất sản xuất phù hợp làm sụt giảm sản lượng đột ngột dẫn đến nhiều dự án đầu tư thua lỗ, không thể thu hồi được vốn.
Advertisement
Việc giảm sản lượng quá nhanh tác động tiêu cực đến công ăn, việc làm của người lao động, số lượng lao động dôi dư từ các nhà máy rượu, bia chưa kịp để chuyển đổi nghề nghiệp.
Do vậy, đại biểu đề nghị ban soạn thảo cân nhắc giãn việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành rượu, bia và bắt đầu áp dụng từ năm 2027 trở đi.
Đại biểu Phan Đức Hiếu (tỉnh Thái Bình) bày tỏ ủng hộ phương án 1, nhưng chỉ nên đánh thuế từ sau năm 2026. Bởi theo đại biểu, trong 3, 4 năm vừa qua và trong một số năm tới đây, chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp, trong khi nếu áp thuế này ngay trước 2026 thì không hợp lý.
Bên cạnh đó, nếu áp dụng ngay thì doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất bia sẽ chưa kịp xây dựng lộ trình phù hợp để thích ứng trong bối cảnh đã khó khăn sẵn. Do đó, sẽ dễ dẫn đến việc doanh nghiệp suy thoái dần dần. Bởi vậy, đại biểu Phan Đức Hiếu ủng hộ quan điểm nên giãn việc áp dụng thuế này đến ít nhất là từ năm 2027.
Lựa chọn phương án 2, đại biểu Trần Quốc Quân (tỉnh Long An) dẫn báo cáo của các cơ quan chức năng, Việt Nam là một trong quốc gia có lượng tiêu thụ rượu bia rất lớn. Việc lạm dụng rượu bia là nguyên nhân gây nên thiệt hại về con người, bệnh tật, an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Cùng với đó, Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, Luật phòng chống tác hại rượu bia, Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ trong thời gian qua đã góp phần nâng cao ý thức của người dân.
Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp này thì sẽ góp phần kiềm chế những thiệt hại về con người do rượu bia, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông.
“Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt là mục tiêu hướng tới là hạn chế người sử dụng chứ không phải nhằm vào thu thuế đối với doanh nghiệp vì thuế đánh trực tiếp vào người sử dụng, còn doanh nghiệp chỉ là gián tiếp nộp vào ngân sách, cho nên tôi chọn phương án 2”, đại biểu Trần Quốc Quân cho hay.
Nghiên cứu thêm việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
Ngoài ra, một trong những nội dung mà các đại biểu Quốc hội quan tâm là quy định bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để thực hiện các chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Bộ Y tế.
Phát biểu ý kiến tại tổ 13, liên quan đến thuế đối với đồ uống có đường, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, hiện đã có bằng chứng đối với việc tăng lượng đồ uống có đường sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, tim mạch, loãng xương, béo phì… từ đó làm tăng các nguy cơ các bệnh khác, trong đó có bệnh ung thư.
Ở Việt Nam, tỉ lệ tiêu thụ đồ uống có đường tăng gấp 4 lần trong 15 năm vừa qua: từ 18,5L/người năm 2009 lên 66L/người năm 2023 là yếu tố góp phần tăng tỷ lệ béo phì ở thanh thiếu niên từ gấp đôi từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020. Những người này có nguy cơ mắc bệnh mạn tính, rối loạn sức khỏe do thừa cân béo phì và ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh: “Việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là phù hợp với xu thế quốc tế và thực tế hiện nay. Ít nhất đã có 104 quốc gia trên thế giới và 6 quốc gia trong ASIAN áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường”.
Bộ Y tế nhất trí đối với đề xuất áp thuế tiêu thụ đối với nước giải khát theo TCVN, còn đối với các loại đồ uống khác sẽ có lộ trình về áp thuế sau khi đã thực hiện ổn định đối với nước giải khát có đường. Tuy nhiên, về thuế suất thì WHO gửi cho Bộ Y tế đề nghị là mức thuế tiêu thụ đặc biệt cao hơn so với mức đề xuất đề ra là 10% trên giá bán của doanh nghiệp.
Đề nghị cân nhắc quy định này, đại biểu Lê Thị Song An (tỉnh Long An) cho rằng phải có sự đánh giá, tính toán cụ thể việc trẻ em sử dụng nước giải khát có tỷ lệ thừa cân, béo phì bao nhiêu phần trăm, có phải thừa cân, béo phì do sử dụng nước ngọt không hay do chế độ khác như sử dụng thức ăn nhanh, lối sống…
Trong khi đó, đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung (tỉnh Vĩnh Phúc) dẫn tham khảo quốc tế cho thấy, các quốc gia khác như: Nhật Bản, Singapore hay Trung Quốc không áp dụng chính sách thuế này thì tỉ lệ thừa cân, béo phì lại được kiểm soát tốt.
Những quốc gia như Ấn Độ, Mexico, Thái Lan, Philippines đã áp thuế thiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường nhiều năm nhưng tỷ lệ thừa cân, béo phì thì lại vẫn tiếp tục tăng, mặc dù tiêu thụ nước giải khát có đường giảm.
Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung cho rằng công cụ thuế sẽ không hiệu quả trong việc làm thay đổi hành vi người tiêu dùng, đặc biệt là khi các đối tượng tiêu dùng mặt hàng nước giải khát có đường phần lớn là trẻ em. Nên chúng chúng ta tập trung vào các biện pháp tuyên truyền và giáo dục trong gia đình và trường học để các em thay đổi nhận thức và từ đó thay đổi hành vi tiêu dùng.
Chính vì vậy, đại biểu đề nghị cần nghiên cứu thêm đối với nội dung này để từ đó đề xuất các biện pháp kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm khác cho phù hợp.
Hải Giang
Advertisement
Có Thể Bạn Quan Tâm
Nhịp Sống 365 – Tối ngày 21/11, giờ địa phương, tức sáng ngày 22/11 giờ Việt Nam, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Santo Domingo nước Cộng hòa Dominica, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham [...]
Nhịp Sống 365 – Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-28/11/2024, theo lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [...]
Nhịp Sống 365 – Tối ngày 21/11, giờ địa phương, tức sáng ngày 22/11 giờ Việt Nam, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Santo Domingo nước Cộng hòa Dominica, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham [...]
Nhịp Sống 365 – Từ ngày 21-23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường thăm chính thức Malaysia theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân. Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, [...]
Nhịp Sống 365 – Sáng nay (21/11), tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Nhiều chung [...]
Nhịp Sống 365 – Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Bước đột phá chiến lược để nước ta bước vào kỷ nguyên mới Phát biểu ý kiến, [...]
Nhịp Sống 365 – Sáng 19/11, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do bà Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dẫn đầu đã tới thăm, chúc mừng Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024). Dự [...]
Nhịp Sống 365 – Sáng 19/11, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã khai mạc Hội nghị: Bồi dưỡng, tập huấn, tìm hiểu thực tế phục vụ công tác thông tin tuyên truyền nâng cao ý thức quốc gia và trách nhiệm bảo vệ biên giới Tổ quốc trên địa bàn huyện Quản Bạ năm [...]
Nhịp Sống 365 – Chính phủ vừa ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, quy định chế độ bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện, đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động (tức bảo hiểm tai nạn lao [...]
Nhịp Sống 365 – Sáng 19/11, Ban Chỉ đạo 35 tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Sự kiện nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh [...]
Nhịp Sống 365 – Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao [...]
Nhịp Sống 365 – Ngày 16/11/2024, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra tiến độ thực hiện một số dự án quan trọng tại huyện Văn Bàn. Cùng tham gia có lãnh đạo các sở, ngành liên quan [...]
Nhịp Sống 365 – Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, sáng 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Trong những năm qua, ấp Mũi, xã Đất Mũi, đã có nhiều [...]
Nhịp Sống 365 – Tối 16/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình Cầu truyền hình “Tập kết ra Bắc – Tình sâu nghĩa nặng” tại 3 điểm cầu: Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa. Đây là chương trình kỷ niệm 70 năm sự kiện [...]
Nhịp Sống 365 – Sau khi kết thúc các hoạt động tại Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024, chiều 16/11 (theo giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường về nước kết thúc tốt đẹp [...]
Nhịp Sống 365 – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20; tiến hành một số hoạt động song phương tại Brazil; thăm chính thức Dominica. Theo thông cáo từ Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của [...]
Nhịp Sống 365 – Chiều 15/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto. Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo bày [...]
Nhịp Sống 365 – Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ thành công một nghi phạm vận chuyển ma túy và vũ khí trái phép từ Lào vào Việt Nam. Sáng ngày 14/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh thông [...]
Nhịp Sống 365 – Thân đập hồ thủy lợi Ia Ring tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, xuất hiện lỗ thủng lớn rộng 10 mét, khiến cơ quan chức năng cấp tốc vào cuộc để xử lý vào sáng ngày 14/11. Vào khoảng 3 giờ sáng, sự cố bất ngờ xảy ra tại thân [...]
Nhịp Sống 365 – Hội đồng Nhân dân TP.HCM vừa thông qua nghị quyết cho phép thử nghiệm có kiểm soát các phương tiện bay không người lái (drone) và xe tự hành trong khu công nghệ cao, từ ngày 24/11. Đây là động thái nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng cường ứng [...]