Advertisement 

ĐBQH: Xây dựng trung tâm văn hóa ở nước ngoài giúp giới thiệu và lan tỏa hình ảnh văn hóa đất nước, con người Việt Nam nên cần có cơ chế đặc biệt

ĐBQH Trình Lam Sinh - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang

Nhịp Sống 365 – Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2024 trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 7. Tại phiên thảo luận hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ thống nhất cao với dự thảo của chương trình này.

Bổ sung thêm đối tượng thụ hưởng là các di sản, di tích ở địa phương hiện nay chưa được xác định cấp bậc

Theo ĐBQH Trình Lam Sinh – Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang, qua nghiên cứu các báo cáo, tờ trình và dự thảo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, ông nhận thấy cơ quan soạn thảo đã điều chỉnh nhiều vấn đề, góp ý tại kỳ họp thứ 7 và bổ sung nhiều nội dung cụ thể nhằm hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội tại kỳ họp lần này.

 Advertisement 

Trong đó, có việc không chuyển dự án 6 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2025-2030 vào chương trình.

Về cơ bản, vị ĐBQH tỉnh An Giang bày tỏ thống nhất thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình trong kỳ họp lần này. Góp ý cụ thể, đại biểu cho rằng, đối tượng thụ hưởng của chương trình rất rộng, bao gồm người Việt Nam trong và ngoài nước, văn nghệ sĩ, doanh nghiệp, thiết chế văn hóa, riêng các loại hình di sản, di tích thì chưa xác định đến các quốc gia. Đại biểu đề nghị bổ sung thêm đối tượng là các di sản, di tích ở địa phương hiện nay chưa được xác định cấp bậc.

 Advertisement 

ĐBQH Trình Lam Sinh - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang
ĐBQH Trình Lam Sinh – Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang

Theo đại biểu, loại hình này có rất nhiều trong dân gian, rất cần được quan tâm, bảo tồn và phát huy, bởi nó được hình thành trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc trong hàng nghìn năm qua.

Về mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của các giai đoạn, đã có nhiều sự điều chỉnh, thay đổi về nội dung. Đại biểu cũng bày tỏ đồng tình khi chương trình đã định hướng phát triển ngành công nghiệp văn hóa với sản phẩm cụ thể đến năm 2030 phấn đấu đóng góp vào 7% GDP và 8% vào năm 2035. Quan đó góp phần phát triển văn hóa thành sức mạnh nội sinh của nền kinh tế, sức mạnh nội sinh của con người và xã hội Việt Nam.

 Advertisement 

Cần có cơ chế đặc biệt để lan tỏa hình ảnh văn hóa đất nước, con người Việt Nam đến quốc tế

Về kinh phí thực hiện chương trình, theo đại biểu, báo cáo thẩm tra cho thấy còn nhiều ý kiến khác nhau về dự toán gần 250.000 tỷ chia làm 2 giai đoạn. Tuy nhiên, ông cho rằng dự toán này là phù hợp. Bởi khi áp vào các mục tiêu cụ thể và các nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn để sản phẩm của những nhiệm vụ có yêu cầu rất cao, thậm chí có những nhiệm vụ đòi hỏi phải đạt 100%, chưa kể các mục tiêu và nhiệm vụ khác cũng có yêu cầu giải ngân rất cao.

Về vấn đề tỷ lệ vốn từ ngân sách địa phương thực hiện chương trình là gần 25%, tức là khoảng trên 30.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2025-2030. Đại biểu bày tỏ quan điểm, hiện nay theo các báo cáo kinh tế và ngân sách cho thấy còn nhiều tỉnh, thành trong cả nước có nguồn thu chưa đủ cân đối, còn nhận hỗ trợ ngân sách trung ương từ 50% trở lên nên rất khó khăn cho việc đối ứng với tỷ lệ mà chương trình đã dự toán.

Từ đó, đại biểu đề nghị Chính phủ nghiên cứu thêm về tỷ lệ vốn ngân sách địa phương để thực hiện chương trình. Bởi vì, hiện nay nhiều địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội còn khó khăn nên khó đáp ứng được việc đối ứng với chương trình. Đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu và nếu được thì sẽ xây dựng về nguyên tắc, về cơ chế phân bổ cũng như khả năng đối ứng linh hoạt hơn để nhằm hỗ trợ cho các địa phương còn khó khăn về ngân sách.

Về đề xuất xin ý kiến Quốc hội về nhiệm vụ đầu tư xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, đại biểu bày tỏ thống nhất bởi vấn đề này nằm ngoài quy định của Luật Đầu tư công. Việc xây dựng các trung tâm văn hóa ở nước ngoài sẽ giúp chúng ta giới thiệu và lan tỏa hình ảnh văn hóa đất nước, con người Việt Nam với quốc tế nên cần có cơ chế đặc biệt để thực hiện.

“Ở nội dung này, tôi thấy Hàn Quốc vẫn có trung tâm văn hóa ở Việt Nam để họ giới thiệu, lan tỏa và quảng bá văn hóa của họ tại đất nước mình, tại sao chúng ta lại không làm như thế này ở nước ngoài” – đại biểu băn khoăn.

Bày tỏ kỳ vọng rất nhiều vào Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, đại biểu Trình Lam Sinh cho rằng, nếu chúng ta triển khai thực hiện đầy đủ các mục tiêu cũng như các nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn thì sẽ phát triển được ngành công nghiệp văn hóa thông qua việc tìm kiếm, phát huy các loại hình văn hóa truyền thống của dân tộc để hình thành các sản phẩm tiêu biểu để quảng bá và giới thiệu ra quốc tế.

Dự thảo chương trình đã được chỉnh sửa, tiếp thu một cách khoa học

Quan tâm đến Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) cho rằng, dự thảo chương trình đã được chỉnh sửa, tiếp thu một cách khoa học những ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội trong thảo luận tại kỳ họp thứ 7 nên đã hoàn thiện hơn rất nhiều. Vì vậy, bà nhất trí với các nội dung của dự thảo này.

 Advertisement 

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương)
ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương)

Góp ý cụ thể về mục tiêu số 5 là đến năm 2030 phấn đấu 100% các đơn vị thực hiện hoạt động văn hóa, nghệ thuật thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng các thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đại biểu cho rằng khái niệm các đơn vị thực hiện hoạt động văn hóa nghệ thuật vẫn còn chưa rõ nội hàm, nên đề nghị sửa thành “các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật”.

“Hơn nữa, theo như báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa và Giáo dục, tôi hoàn toàn nhất trí việc chuyển đổi số và các thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là lĩnh vực rất rộng lớn với nhiều ứng dụng và nhiều cấp độ cho nhiều hoạt động khác nhau. Vì vậy, cần cụ thể hơn trong việc xác định chỉ tiêu tại dự thảo của chương trình” – đại biểu Việt Nga góp ý.

 Advertisement 

Cũng theo đại biểu, tại nhiệm vụ 4 “bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc”, có đưa ra chỉ tiêu 80% các tỉnh nghiên cứu tổ chức thí điểm mô hình bảo tàng sinh thái nếu khả thi tại các địa phương có giá trị văn hóa đặc trưng để bảo vệ, phát huy toàn bộ đời sống văn hóa cộng đồng. Đại biểu cho rằng, khi đưa ra con số cụ thể là 80% các tỉnh triển khai hoạt động trên nhưng lại gắn với cụm từ “nếu khả thi” khiến cho số liệu cụ thể này không còn ý nghĩa nữa, vì vậy cần xem xét lại nội dung chi tiết của chỉ tiêu này.

Thế Công – Xuân Trường

 Advertisement 

Có Thể Bạn Quan Tâm

Nhịp Sống 365 – Ngày 6/12, UBND tỉnh Bình Phước đã tổ chức hội nghị tôn vinh các tập thể và cá nhân tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ghi nhận những đóng góp nổi bật trong giai đoạn 2021-2023. Sự kiện lần đầu tiên diễn ra này [...]

Nhịp Sống 365 – Giải đấu có sự tham gia của trên 2.500 quan chức, huấn luyện viên, vận động viên đến từ 29 quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc châu Á và ngoài châu Á, trong đó Đoàn Công an nhân dân Việt Nam có 70 vận động viên tham gia tranh tài. Tối [...]

Nhịp Sống 365 – Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Nagasaki, Nhật Bản, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã tới đặt vòng hoa tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử Nagasaki tại Công viên [...]

Nhịp Sống 365 – Sáng 6/12, Lễ trao giải ảnh “Khoảnh khắc Báo chí” 2024 do Hội Nhà báo Việt Nam chỉ đạo, Báo Nhà báo và Công luận tổ chức chính thức diễn ra tại Hà Nội. Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng [...]

Nhịp Sống 365 – Sáng 6/12, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp ông Ni Zhen, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn xây dựng năng lượng Trung Quốc (CEEC/Energy China). Energy China là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc và nhiều [...]

Nhịp Sống 365 – Đại hội Thi đua yêu nước Bộ VHTTDL lần thứ IV năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 8.2025 tại Hà Nội nhằm đánh giá kết quả của các phong trào thi đua yêu nước từ sau Đại hội Thi đua yêu nước Bộ VHTTDL lần thứ III. Đại [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 5/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp Thường trực Chính phủ với Bộ Giao thông vận tải, UBND TP. Hà Nội, TPHCM và các [...]

Nhịp Sống 365 – Trong 2 ngày 4 và 5/12, Bộ VHTTDL tổ chức Tọa đàm về công tác cải cách hành chính và tập huấn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính năm 2024 tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông chủ trì Tọa đàm. [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 5/12 tại TP. Đồng Hới, đoàn đại biểu biên giới hai tỉnh Quảng Bình và Savannakhet (Lào) tổ chức hội đàm, ký kết biên bản hợp tác về công tác biên giới. Tại buổi hội đàm, trưởng đoàn hai bên đã thông tin về tình hình kinh tế-xã hội của [...]

Nhịp Sống 365 – Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, sáng 4/12, tại thủ đô Tokyo, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. Báo cáo với Chủ [...]

Nhịp Sống 365 – Sáng 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 4/12, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá, nhằm thông báo về kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, cũng như lắng nghe, giải đáp kiến nghị của [...]

Nhịp Sống 365 – Trong bối cảnh công nghệ 4.0 và hội nhập quốc tế, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19 diễn ra, hoạt động lưu trữ và xây dựng trung tâm thư viện tài liệu số là sự tất yếu để nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho người học, người [...]

Nhịp Sống 365 – Rạng sáng ngày 4/12, bầu trời vùng Yakutia thuộc Viễn Đông nước Nga rực sáng bởi một thiên thạch có tên C0WEPC5. Hiện tượng thiên văn kỳ thú này không chỉ gây ngỡ ngàng cho người dân địa phương mà còn thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà [...]

Nhịp Sống 365 – Chiều ngày 3/12/2024, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã tổ chức trọng thể Lễ công bố Quyết định công nhận đô thị Phố Lu đạt tiêu chí đô thị loại IV. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 3/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và [...]

Nhịp Sống 365 – Tối 2/12, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu long trọng tổ chức lễ Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 – 2/12/2024) với chủ đề “60 năm bản hùng ca Chiến thắng Bình Giã” tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa – [...]

Nhịp Sống 365 – Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, chiều 2/12 tại Hưng Yên, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có buổi tiếp xúc với đông đảo các cử tri trên địa bàn thành phố Hưng Yên [...]

Nhịp Sống 365 – Hôm nay, tòa phúc thẩm quyết định số phận bị cáo Trương Mỹ Lan Ngày 3-12, TAND Cấp cao tại TP HCM chính thức tuyên án bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng 47 đồng phạm. Phiên tòa nhận được sự quan tâm đặc [...]

Nhịp Sống 365 – Sáng 2/12, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các đại biểu Quốc hội, đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến các quận: [...]