Advertisement 

Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức May và Mặc áo dài Huế”

ao dai 6 17323416958461655008798

Nhịp Sống 365 – Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức May và Mặc áo dài Huế” được tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức trang trọng với sự tham dự của đông đảo người dân và những người yêu mến áo dài Huế.

Sáng 23/11, Sở VHTT tinh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức May và Mặc áo dài Huế”. Đến tham dự sự kiện có lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đại diện các sở, ban, ngành và đông đảo người dân.

 Advertisement 

Theo thông tin từ Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 1744, sau khi lên ngôi xưng vương ở phủ chính Phú Xuân, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã ban hành nhiều chính sách, tổ chức lại bộ máy và đề cập đến việc cải cách triều phục. Chiếc áo dài được chú trọng, trân quý và trở thành trang phục chính của người dân ở vùng đất Đàng Trong, khẳng định tính tự chủ trong văn hóa.

Người dân Thừa Thiên Huế tham dự sự kiện đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Tri thức May và Mặc áo dài Huế".
Người dân Thừa Thiên Huế tham dự sự kiện đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức May và Mặc áo dài Huế”.

Năm 1802 vua Gia Long đã có ý định phải thay đổi phục trang trên toàn đất nước nhưng không thực hiện được. Từ năm 1826 đến năm 1837, chính vua Minh Mạng đã quyết liệt thay đổi trang phục trong cả nước; từ đó, chiếc áo dài được áp dụng rộng rãi và thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

 Advertisement 

Ở Huế, chiếc áo dài đã trở thành hình ảnh quen thuộc, thân thương, đi vào cuộc sống, gắn liền với nếp văn hóa, tập quán, xuất hiện trong mọi hoạt động lễ nghi, hội hè và cả trong đời thường ở vùng đất Cố đô. Đó còn là nguồn cảm hứng bất tận đi vào thơ, ca, nhạc, họa, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Huế.

Các em nhỏ cũng mang áo dài đến tham dự sự kiện.
Các em nhỏ cũng mang áo dài đến tham dự sự kiện.

Các hiệu may đo áo dài Huế chủ yếu phân bố tập trung tại các vùng Gia Hội – Chợ Dinh, Kim Long, Vĩ Dạ, Phủ Cam… Đây là những vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, dân cư tập trung đông đúc và nơi sinh sống của các gia đình, dòng họ có truyền thống may đo áo dài Huế. Ngày nay, truyền thống may, mặc áo dài được nâng lên, tô điểm thêm bởi những nhà thiết kế, nhà may áo dài Huế nổi tiếng. Các khâu kỹ thuật cắt, may, luôn tà, làm nút đều được các nghệ nhân, người thợ may áo dài chăm chút thận trọng. Vì vậy, chiếc áo dài không đơn thuần là sản phẩm may mặc mà là cả một tác phẩm nghệ thuật, chứa đựng giá trị bản sắc văn hóa Huế.

 Advertisement 

Tìm hiểu, trải nghiệm về "Tri thức May và Mặc áo dài Huế".
Tìm hiểu, trải nghiệm về “Tri thức May và Mặc áo dài Huế”.

ao dai 3 17323416957031347877387

Trong vài năm trở lại đây, Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát động và đẩy mạnh việc gìn giữ và phục hưng áo dài truyền thống không chỉ trong cộng đồng nhân dân mà còn cả ở khối cơ quan nhà nước. Ngày 29/3/2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định phê duyệt đề án “Huế – Kinh đô Áo dài Việt Nam”, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai có hiệu quả hoạt động quảng bá, tôn vinh áo dài Huế, thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển, khẳng định áo dài Huế trong cộng đồng quốc tế.

Cùng với việc triển khai đề án “Huế – Kinh đô áo dài Việt Nam”, tỉnh đã tập trung khảo sát, nghiên cứu xây dựng hồ sơ về nghề may đo và tập quán sử dụng áo dài đề nghị Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đến ngày 9/8/2024, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL chính thức ghi danh di sản này với tên gọi “Tri thức May và Mặc áo dài Huế”.

Trình diễn các bộ sưu tập áo dài tại buổi lễ đón nhận danh hiệu.
Trình diễn các bộ sưu tập áo dài tại buổi lễ đón nhận danh hiệu.

TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, hiện nay, Thừa Thiên Huế đang thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa một cách bền vững. Thiết kế, may đo áo dài vừa là một ngành nghề thủ công lại vừa là một ngành thiết kế sáng tạo đặc biệt, tạo nên những sản phẩm ấn tượng và có tính phổ biến rất cao. Đó là chưa kể rất nhiều các loại phụ kiện, trang sức kèm theo chiếc áo dài.

Ngoài ra, công nghiệp văn hóa áo dài còn tạo điều kiện phát triển các ngành khác như sản xuất hàng lưu niệm, đồ chơi, phụ kiện, điện ảnh, mỹ thuật… Đây chính là hướng phát triển công nghiệp văn hóa, phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, vừa bảo tồn, lan tỏa giá trị mang đậm bản sắc văn hóa Huế.

Đại diện lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành văn hóa Thừa Thiên Huế đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Tri thức May và Mặc áo dài Huế".
Đại diện lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành văn hóa Thừa Thiên Huế đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Tri thức May và Mặc áo dài Huế”.

“Thật vinh dự và tự hào khi Huế là địa phương đầu tiên có di sản áo dài được vinh danh. Đây là di sản chung của cộng đồng, do cộng đồng nắm giữ và chung tay bảo vệ, phát huy giá trị. Trong thời gian tới, Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục nỗ lực, quyết tâm bảo tồn, phát huy và lan tỏa hơn nữa giá trị của áo dài trong cuộc sống đương đại. Đồng thời sẽ đề xuất lãnh đạo tỉnh và Bộ VHTTDL cho phép tiến hành việc xây dựng bộ hồ sơ khoa học “Tri thức may, mặc Áo dài Huế” đệ trình UNESCO xem xét ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, TS Phan Thanh Hải thông tin.

Lê Chung

 Advertisement 

 Advertisement 

Có Thể Bạn Quan Tâm

Nhịp Sống 365 – Nam diễn viên gạo cội Thương Tín vừa được gia đình đưa lên TP.HCM để khám bệnh, hình ảnh gầy gò và tiều tụy của ông đang khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Nhạc sĩ Tô Hiếu mới đây đã đăng tải hình ảnh của Thương Tín tại nhà riêng [...]

Nhịp Sống 365 – Thành phố Lào Cai đang đẩy mạnh đầu tư và đồng bộ hóa hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, với việc xây mới và đưa vào sử dụng 28 nhà văn hóa đa năng tại các khu dân cư. Những công trình khang trang này đã góp phần nâng [...]

Nhịp Sống 365 – Trong năm 2024, các đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai đã huy động gần 47.000 ngày công, thực hiện nhiều hoạt động dân vận để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai và phát triển kinh tế – xã hội. Để giúp người [...]

Nhịp Sống 365 –  50 tác phẩm ảnh nghệ thuật đặc sắc, khắc họa vẻ đẹp của đô thị Đà Lạt từ những góc nhìn độc đáo được giới thiệu tới công chúng. Tối 7/12, Báo Nhân dân phối hợp cùng Công ty TNHH Truyền thông Cineamic Media tổ chức Triển lãm ảnh nghệ thuật-chuyên [...]

Nhịp Sống 365 – Trước tình hình đợt rét đậm đầu tiên trong năm ảnh hưởng mạnh đến khu vực miền Bắc, tỉnh Lào Cai đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống rét nhằm bảo vệ đàn gia súc, gia cầm của người dân. Tại xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, bà [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 7/12, tại khu tái định cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, ông Nguyễn Trọng Hài, cùng đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam do ông Đỗ Chí Thanh – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dẫn [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 7/12, tại xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ TP.HCM tổ chức chương trình trao hỗ trợ sinh kế cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Trong [...]

Nhịp Sống 365 – Tối ngày 7/12, tại sân khấu chợ đêm – chợ Văn hóa Bắc Hà, huyện Bắc Hà đã tưng bừng tổ chức Hội thi trình diễn nghệ thuật khèn Hmông lần thứ ba. Đây là sự kiện nổi bật nằm trong khuôn khổ Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà “Nghiêng say [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 6/12/2024, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Văn Bàn (Lào Cai) đã phối hợp cùng huyện đoàn Xuân Trường (Nam Định) tổ chức chương trình “Đông ấm vùng cao 2024” tại xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn. Hoạt động này nằm trong chiến dịch tình nguyện mùa đông [...]

Nhịp Sống 365 – Tối ngày 6/12, tại Hải Phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng và các đơn vị có liên quan tổ chức Cuộc thi và Triển lãm tranh đồ họa các nước ASEAN lần thứ 4 – Việt Nam 2024. Cuộc thi [...]

Nhịp sống 365 – Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính đến ngày 30/11/2024, Cuộc thi Sáng tác Logo ngành Dân số đã thu hút sự tham gia của gần 300 tác giả với 315 tác phẩm dự thi từ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Cuộc thi được tổ chức với [...]

Nhịp Sống 365 – Huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, vừa đưa ra báo cáo khẩn về tình trạng sạt lở đất đá tại nhiều khu dân cư trên địa bàn xã Trà Don. Đáng chú ý, nguy cơ tại làng Tu Hon (thôn 3) đang đặt ra yêu cầu cấp bách để công [...]

Nhịp Sống 365 – Trong khuôn khổ Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nhằm giải quyết tình [...]

Nhịp Sống 365 – Trong vòng 5 năm qua, nhờ sự chú trọng triển khai các chương trình và chính sách dân tộc, kinh tế – xã hội tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi ở tỉnh Bình Thuận đã có những bước tiến đáng kể. Nhiều chỉ tiêu về [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 5/12, Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai phối hợp với UBND huyện Bắc Hà tổ chức chương trình truyền thông vận động với chủ đề: “Thanh thiếu niên dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai tiên phong thay đổi định kiến giới vì khát vọng phát triển”. Đây là một [...]

Nhịp Sống 365 – Sáng ngày 5/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết nhằm đánh giá kết quả triển khai mô hình bảo vệ môi trường gắn với phong trào “Gia đình 5 có, 3 sạch”. Chương trình diễn ra cũng là dịp để chia sẻ các sáng [...]

Nhịp Sống 365 – Thủ Dầu Một đang chuyển mình mạnh mẽ với những sáng kiến đột phá trong công cuộc xây dựng đô thị xanh, sạch, đẹp. Tiêu biểu là phong trào “Phụ nữ Đất Thủ hành động 4T,” hướng đến mục tiêu phủ xanh thành phố, tạo nền tảng cho một môi trường [...]

Nhịp Sống 365 – Hàng trăm năm qua, người dân làng Bàu Trúc vẫn gìn giữ nghề làm gốm truyền thống với bí quyết nặn thủ công bằng tay, đi giật lùi độc đáo. Nghề gốm Chăm xuất hiện ở làng Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) từ cuối [...]

Nhịp Sống 365 – Bắc Hà, huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của Việt Nam, đang dần thay đổi diện mạo nhờ những nỗ lực vượt bậc trong công tác giảm nghèo. Với chiến lược phát triển nông nghiệp làm mũi nhọn và sự hỗ trợ toàn diện từ chính quyền, Bắc Hà hiện [...]

Nhịp Sống 365 – Hình ảnh những chiếc ghe thuyền chở đầy ắp các loại hoa đến từ khắp các vùng miền cùng khoe sắc trên kênh Tàu Hủ (quận 8, TP.HCM) sẽ tạo điểm nhấn chính, tái hiện sinh động khung cảnh Tết truyền thống của miền sông nước Nam Bộ ngay giữa lòng [...]