Nhịp Sống 365 – Chợ ở Hà Nội hiện nay đã và đang có những sự thay đổi rõ rệt, ngoài chợ truyền thống còn có các trung tâm thương mại và chợ online. Mỗi loại hình chợ đều có những nét riêng nhưng không thể phủ nhận đây cũng là một cuộc cạnh tranh với chợ truyền thống.
Nhiều thay đổi theo thời gian
Hà Nội là một trong nơi có tốc độ đô thị hoá nhanh nên chợ vì thế cũng có nhiều thay đổi theo thời gian để đáp ứng nhu cầu phát triển của dân cư. Nếu trước đây, nhiều khu chợ còn nhỏ lẻ, đơn giản thì sau này đã được chỉnh trang, xây lại, khang trang và to đẹp hơn như chợ Đồng Xuân. Thậm chí khu vực chợ trước đây còn trở thành những trung tâm thương mại sầm uất như chợ Cửa Nam. Chợ Mơ, chợ Hàng Da thì vừa kết hợp trung tâm thương mại phía trên vừa có chợ truyền thống ở dưới lòng đất…
Advertisement
Một trong những sự thay đổi nữa không thể không kể đến đó là chợ phiên ở Hà Nội. Nếu như ở các huyện ngoại thành Hà Nội hình thức chợ phiên vẫn còn duy trì và tồn tại không có quá nhiều sự khác biệt so với trước đây thì ở nội thành chợ phiên đã thay đổi. Các chợ phiên ở nội thành giờ đây, phần lớn đã mở cửa hàng ngày thay vì phải đợi đến phiên như trước đây. Còn các ngày phiên cũ thì sẽ có thêm một số mặt hàng “đặc trưng” mà ngày thường không có. Chẳng hạn trước đây chợ Bưởi một tháng sáu phiên vào các ngày tư, tháng chín thì nay vào những ngày phiên này có một khu riêng để người dân mua bán cây, con giống. Còn vào các ngày bình thường thì khu chợ này vẫn mở cửa với các mặt hàng phục vụ cuộc sống.
Advertisement
Hay như chợ Mơ, xưa kia được họp theo phiên vào các ngày 2, 7,12,17, 22, 27 âm lịch hàng tháng nhưng giờ thì chợ đã họp đều đặn vào các ngày.
Advertisement
Kể từ khi dịch Covid -19 xuất hiện, hoạt động mua bán diễn ra trên mạng trở nên phổ biến và tiện ích đã và đang làm thay đổi cách đi chợ của nhiều người Hà Nội. Cho đến khi đại dịch được khống chế thì thói quen mua bán online đã ngày càng trở nên thông dụng, thậm chí lấn át mua bán trực tiếp. Điều này dẫn đến các hoạt động của chợ truyền thống ít nhiều bị tác động và có sự thay đổi. Nhiều người bán hàng trong chợ phải nhanh nhạy bắt kịp xu hướng khi vừa trực tiếp theo cách truyền thống vừa phải bán hàng online. Tuy nhiên, không phải ai cũng bắt kịp xu thế trong việc mua bán online nên khá hụt hẫng khi lượng khách hàng sụt giảm đáng kể. Khái niệm “chợ online”, “mua hàng trên mạng”, “mua hàng trên sàn” đang ngày một phổ biến và có sự cạnh tranh khá lớn với chợ truyền thống.
Sự cạnh tranh khá thầm lặng nhưng lại nở rộ của những gian hàng online đã tác động khá rõ rệt tới các khu chợ truyền thống. Hình ảnh chợ nhộn nhịp, đông đúc như xưa đã giảm đi đáng kể. Có chợ, có gian hàng giảm sự đông đúc thì phản ánh việc buôn bán khó khăn, nhưng cũng có khi chưa chắc là vậy. Bởi nếu các mặt hàng được buôn bán kết hợp online thì người mua không cần phải trực tiếp đến chợ vẫn có thể mua sắm tất cả những gì mình cần.
Những thói quen được phân hoá theo lứa tuổi
Có thể thấy, những thay đổi về đô thị hoá, về sự gia tăng dân số và công nghệ thông tin cũng như mạng xã hội phát triển đã tác động khá rõ rệt đến các hoạt động của chợ ở Hà Nội. Người dân vì thế cũng có những thói quen thay đổi. Với những người già, thế hệ trước gắn bó với chợ truyền thống vì họ vẫn duy trì thói quen đi chợ như một nét văn hoá. Nhưng số này đang ngày càng ít đi.
Còn với những người ở độ tuổi trung niên họ đã và đang bắt nhịp với xu hướng mua bán online kết hợp truyền thống.
Khác với hai thế hệ kể trên thì giới trẻ tỏ ra lựa chọn mua bán online nhiều hơn so với mua bán truyền thống tại chợ.
Bạn Trâm (sinh viên ở quận Hai Bà Trưng) cho biết, bạn khá bận rộn với việc học, đi làm thêm, tham quan du lịch nên khá ưu tiên cho việc mua bán online, vừa nhanh, vừa lựa chọn so sánh giá nên thường mua được hàng giá và chất lượng đều ổn. Bạn rất sợ ra các chợ truyền thống mà bị nói thách cao vì không biết mặc cả thế nào, nếu mặc cả thấp quá cũng ngại. Bạn cũng cho rằng kí ức về chợ như các thế hệ trước không quá quan trọng, miễn là cuộc sống của mình vẫn tốt đẹp.
Advertisement
Thói quen mua bán thay đổi kể trên liệu có khiến những nét văn hoá đẹp của chợ bị mai một? Bà Hoa (70 tuổi ở Đống Đa) chia sẻ: Tôi có nhiều thời gian nên vẫn duy trì việc đi chợ hàng ngày. Không phải vì bây giờ có tủ lạnh lưu trữ thức ăn nhiều ngày được mà tôi ít đi chợ hơn. Cho đến bây giờ tôi đi chợ vì như một thói quen. Đi đến chợ tôi có rất nhiều cảm xúc, nhận được nhiều thông tin. Những thông tin đời sống nóng hổi của khu phố, của xã hội cũng được cập nhật, bình luận khá rôm rả tại chợ. Bên cạnh đó tôi còn được mặc cả, thăm hỏi những người quen khi ra đến chợ.
Như vậy có thể thấy, trong đời sống, dù ở thời xa xưa hay thời nay, dù chợ có những thay đổi thì ngoài nhu cầu mua bán trao đổi hàng hoá, chợ vẫn là nơi chứa đựng nhiều nét văn hoá đẹp. Đó cũng là một nhu cầu tình cảm, nhu cầu của đời sống tinh thần trong mỗi người dân.
Advertisement
Hà Anh
Advertisement
Có Thể Bạn Quan Tâm
Nhịp Sống 365 – Trong năm 2024, các đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai đã huy động gần 47.000 ngày công, thực hiện nhiều hoạt động dân vận để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai và phát triển kinh tế – xã hội. Để giúp người [...]
Nhịp Sống 365 – 50 tác phẩm ảnh nghệ thuật đặc sắc, khắc họa vẻ đẹp của đô thị Đà Lạt từ những góc nhìn độc đáo được giới thiệu tới công chúng. Tối 7/12, Báo Nhân dân phối hợp cùng Công ty TNHH Truyền thông Cineamic Media tổ chức Triển lãm ảnh nghệ thuật-chuyên [...]
Nhịp Sống 365 – Trước tình hình đợt rét đậm đầu tiên trong năm ảnh hưởng mạnh đến khu vực miền Bắc, tỉnh Lào Cai đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống rét nhằm bảo vệ đàn gia súc, gia cầm của người dân. Tại xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, bà [...]
Nhịp Sống 365 – Ngày 7/12, tại khu tái định cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, ông Nguyễn Trọng Hài, cùng đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam do ông Đỗ Chí Thanh – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dẫn [...]
Nhịp Sống 365 – Ngày 7/12, tại xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ TP.HCM tổ chức chương trình trao hỗ trợ sinh kế cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Trong [...]
Nhịp Sống 365 – Tối ngày 7/12, tại sân khấu chợ đêm – chợ Văn hóa Bắc Hà, huyện Bắc Hà đã tưng bừng tổ chức Hội thi trình diễn nghệ thuật khèn Hmông lần thứ ba. Đây là sự kiện nổi bật nằm trong khuôn khổ Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà “Nghiêng say [...]
Nhịp Sống 365 – Ngày 6/12/2024, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Văn Bàn (Lào Cai) đã phối hợp cùng huyện đoàn Xuân Trường (Nam Định) tổ chức chương trình “Đông ấm vùng cao 2024” tại xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn. Hoạt động này nằm trong chiến dịch tình nguyện mùa đông [...]
Nhịp Sống 365 – Tối ngày 6/12, tại Hải Phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng và các đơn vị có liên quan tổ chức Cuộc thi và Triển lãm tranh đồ họa các nước ASEAN lần thứ 4 – Việt Nam 2024. Cuộc thi [...]
Nhịp sống 365 – Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính đến ngày 30/11/2024, Cuộc thi Sáng tác Logo ngành Dân số đã thu hút sự tham gia của gần 300 tác giả với 315 tác phẩm dự thi từ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Cuộc thi được tổ chức với [...]
Nhịp Sống 365 – Huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, vừa đưa ra báo cáo khẩn về tình trạng sạt lở đất đá tại nhiều khu dân cư trên địa bàn xã Trà Don. Đáng chú ý, nguy cơ tại làng Tu Hon (thôn 3) đang đặt ra yêu cầu cấp bách để công [...]
Nhịp Sống 365 – Trong khuôn khổ Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nhằm giải quyết tình [...]
Nhịp Sống 365 – Trong vòng 5 năm qua, nhờ sự chú trọng triển khai các chương trình và chính sách dân tộc, kinh tế – xã hội tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi ở tỉnh Bình Thuận đã có những bước tiến đáng kể. Nhiều chỉ tiêu về [...]
Nhịp Sống 365 – Ngày 5/12, Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai phối hợp với UBND huyện Bắc Hà tổ chức chương trình truyền thông vận động với chủ đề: “Thanh thiếu niên dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai tiên phong thay đổi định kiến giới vì khát vọng phát triển”. Đây là một [...]
Nhịp Sống 365 – Sáng ngày 5/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết nhằm đánh giá kết quả triển khai mô hình bảo vệ môi trường gắn với phong trào “Gia đình 5 có, 3 sạch”. Chương trình diễn ra cũng là dịp để chia sẻ các sáng [...]
Nhịp Sống 365 – Thủ Dầu Một đang chuyển mình mạnh mẽ với những sáng kiến đột phá trong công cuộc xây dựng đô thị xanh, sạch, đẹp. Tiêu biểu là phong trào “Phụ nữ Đất Thủ hành động 4T,” hướng đến mục tiêu phủ xanh thành phố, tạo nền tảng cho một môi trường [...]
Nhịp Sống 365 – Hàng trăm năm qua, người dân làng Bàu Trúc vẫn gìn giữ nghề làm gốm truyền thống với bí quyết nặn thủ công bằng tay, đi giật lùi độc đáo. Nghề gốm Chăm xuất hiện ở làng Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) từ cuối [...]
Nhịp Sống 365 – Bắc Hà, huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của Việt Nam, đang dần thay đổi diện mạo nhờ những nỗ lực vượt bậc trong công tác giảm nghèo. Với chiến lược phát triển nông nghiệp làm mũi nhọn và sự hỗ trợ toàn diện từ chính quyền, Bắc Hà hiện [...]
Nhịp Sống 365 – Hình ảnh những chiếc ghe thuyền chở đầy ắp các loại hoa đến từ khắp các vùng miền cùng khoe sắc trên kênh Tàu Hủ (quận 8, TP.HCM) sẽ tạo điểm nhấn chính, tái hiện sinh động khung cảnh Tết truyền thống của miền sông nước Nam Bộ ngay giữa lòng [...]
Nhịp Sống 365 – Từng là một xã vùng cao khó khăn, Tả Phời (thành phố Lào Cai) nay đã vươn mình trở thành điểm sáng trong công cuộc phát triển nông thôn mới, với những chuyển biến toàn diện về kinh tế, văn hóa và đời sống. Advertisement Advertisement Những thành tựu mà Tả [...]
Nhịp Sống 365 – Nhờ sự nỗ lực không ngừng trong công tác tuyên truyền và vận động, đời sống của trẻ em và phụ nữ ở vùng cao Tả Ngài Chồ, huyện Mường Khương, đang ngày càng được cải thiện. Hành trình nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho trẻ em Sáng [...]