Nhiều thí sinh cho rằng đề thi THPT 2025 khó, Bộ GD&ĐT lý giải ra sao?

Nhịp Sống 365 – Sau hai ngày thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều thí sinh phản ánh đề thi năm nay, đặc biệt là các môn Toán và Tiếng Anh, có độ khó cao hơn dự đoán. Trước phản hồi này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những giải thích rõ ràng.

Trao đổi với báo chí tối 27/6, GS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), khẳng định: đề thi năm nay được thiết kế theo hướng mới – đánh giá năng lực, thay vì kiểm tra đơn thuần kiến thức.

Quảng Cáo

Theo ông Hà, đây là lần đầu tiên cả hai chương trình giáo dục phổ thông 2006 và 2018 cùng được áp dụng trong kỳ thi, dẫn đến việc cấu trúc, định dạng đề thay đổi đáng kể. Vì vậy, không ít thí sinh gặp khó khăn khi tiếp cận đề thi, đặc biệt là các em đã quen với mô hình ôn tập truyền thống.

z6750390031209 5e90cba6abb75005c5402ac8328fd839

Một trong những thay đổi quan trọng của kỳ thi năm nay là việc sinh ma trận đề thi ngẫu nhiên thay vì sử dụng cấu trúc cố định như các năm trước. Điều này khiến nội dung đề trở nên khó đoán, giảm thiểu tình trạng ôn tủ, học lệch và hướng đến việc học thật, thi thật.

Quảng Cáo

“Chúng tôi đã xây dựng đề dựa trên khảo sát thực tế, điều chỉnh phù hợp với mức độ của học sinh trên cả nước. Trước kỳ thi, Bộ đã công bố cấu trúc đề và đề tham khảo rõ ràng,” ông Hà nói.

GS Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, Trưởng ban đề thi, Ban chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 trao đổi với báo chí.
GS Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, Trưởng ban đề thi, Ban chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 trao đổi với báo chí.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia kỳ thi THPT 2025, cho rằng việc một số thí sinh cảm thấy đề khó là điều dễ hiểu khi đề thi năm nay yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tế, không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ lý thuyết.

“Điểm 6-7 phản ánh đúng trình độ của các em còn đáng trân trọng hơn điểm 9-10 nhưng chỉ là kết quả của đề thi dễ,” ông Thưởng nhận định, đồng thời khẳng định đây là bước đi cần thiết để nâng cao chất lượng đầu ra trong giáo dục phổ thông.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng - Trưởng Ban Chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chủ trì họp báo.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng – Trưởng Ban Chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chủ trì họp báo.

Trước ý kiến cho rằng đề thi môn Toán và Tiếng Anh năm nay có phần “nặng đô” hơn đề tham khảo, đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định sẽ tổng hợp, phân tích phổ điểm sau khi chấm thi để có cái nhìn khách quan, từ đó rút kinh nghiệm và điều chỉnh phù hợp trong các kỳ thi tiếp theo.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 diễn ra trong hai ngày 26 – 27/6, với hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký dự thi trên toàn quốc. Đây là năm đầu tiên cả hai chương trình giáo dục phổ thông cũ (2006) và mới (2018) cùng được áp dụng.

Thí sinh chương trình mới thi 4 bài gồm: Toán, Ngữ văn và hai môn tự chọn (Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Thí sinh chương trình cũ làm bài thi các môn: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và tổ hợp Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội theo lựa chọn.

Quảng Cáo