Advertisement 

Những đôi bàn tay khéo léo gìn giữ nghề gốm hơn 800 năm tuổi

Hiện, làng gốm Bàu Trúc có trên 400 hộ gắn bó với nghề làm gốm, chiếm khoảng 70% số hộ đồng bào Chăm sinh sống ở địa phương.

Nhịp Sống 365 – Hàng trăm năm qua, người dân làng Bàu Trúc vẫn gìn giữ nghề làm gốm truyền thống với bí quyết nặn thủ công bằng tay, đi giật lùi độc đáo.

Nghề gốm Chăm xuất hiện ở làng Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) từ cuối thế kỷ 12, đến nay tồn tại hơn 800 năm nhờ “mẹ truyền con nối”.

 Advertisement 

Bà Trượng Thị Gạch, 80 tuổi, một trong những nghệ nhân lớn tuổi nhất ở Bàu Trúc, người đã dành cả cuộc đời để làm gốm Chăm, góp phần gìn giữ nghề làm gốm lâu đời nhất Đông Nam Á tồn tại đến ngày nay.

Thường ngày, bà thức dậy từ sáng sớm để bắt đầu “đi giật lùi” cạnh bên bàn xoay gốm cả ngày dài. Đôi tay chai sạn nhưng thoăn thoắt, khéo léo xoa nặn khối đất để tạo hình sản phẩm. Cứ vài phút đi lùi, bà dừng lại để ngắm nghía, tỉ mỉ tô điểm hoa văn, họa tiết cho sản phẩm gốm thêm đẹp mắt.

 Advertisement 

“Nghề làm gốm Chăm còn giữ được đến hôm nay nhờ mẹ truyền con”, bà nói, kể rằng được mẹ truyền dạy “sự sáng tạo của phụ nữ Chăm” từ năm 15 tuổi. Để làm gốm, người phụ nữ sẽ đi lùi xung quanh trụ hình tròn, cần đòi hỏi sức khỏe và và độ bền vì phải đi lùi nhiều kilômét mỗi ngày.

“Gốm Chăm đặc biệt bởi được làm thủ công, không dùng bàn xoay mà nhờ đôi tay khéo léo của người phụ nữ”, bà Gạch chia sẻ, đây cũng là nét độc đáo thể hiện sự tinh tế, chịu khó của phụ nữ Chăm. Hơn 65 năm gắn bó với nghề đã giúp bà quen với bàn xoay, mùi đất và sức nóng phừng phực từ lò nung.

 Advertisement 

Bà Trương Thị Gạch.
Bà Trương Thị Gạch.

Sau khi tạo dáng, cụ bà 80 tuổi lau vội những giọt mồ hôi trên gương mặt, rồi nhẹ nhàng đưa sản phẩm gốm thô đi phơi nắng, thời gian này kéo dài từ 4-6 giờ trước khi được làm láng bằng mảnh sành.

Từ 3 đến 5 ngày, sau khi gom đủ số lượng gốm mộc, các gia đình ở Bàu Trúc cùng đưa thành phẩm đi nung lộ thiên trong 4-12 giờ phụ thuộc vào kích cỡ, xếp đan xen giữa từng lớp rơm, củi khô và vỏ dừa. Sản phẩm gốm ra lò có sắc đỏ tươi nguyên của màu đất được tôi luyện qua lửa, mang bán ra thị trường.

Hiện, làng gốm Bàu Trúc có trên 400 hộ gắn bó với nghề làm gốm, chiếm khoảng 70% số hộ đồng bào Chăm sinh sống ở địa phương; có 1 hợp tác xã và 12 cơ sở sản xuất, kinh doanh gốm. Mỗi năm đưa ra thị trường hơn 12 nghìn sản phẩm các loại.

Gốm Bàu Trúc nổi tiếng với các sản phẩm đời thường như ấm đất, lu đựng nước, nồi đất, lò đun than củi,… đến gốm mỹ nghệ như tượng nữ thần Apsara, tháp Chăm, phù điêu trang trí nội thất,…

Danh tiếng của làng gốm được truyền đi khắp nơi, nhờ đó thu hút nhiều du khách ghé thăm, trải nghiệm. Nghề làm gốm đang trở thành một kế sinh nhai cho rất nhiều hộ gia đình. Hồn cốt, bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Chăm vẫn được lưu dấu đậm nét trên từng sản phẩm.

Hiện, làng gốm Bàu Trúc có trên 400 hộ gắn bó với nghề làm gốm, chiếm khoảng 70% số hộ đồng bào Chăm sinh sống ở địa phương.
Hiện, làng gốm Bàu Trúc có trên 400 hộ gắn bó với nghề làm gốm, chiếm khoảng 70% số hộ đồng bào Chăm sinh sống ở địa phương.
Sản phẩm gốm Bàu Trúc.
Sản phẩm gốm Bàu Trúc.

Ông Phú Hữu Minh Thuần – Giám đốc HTX gốm Chăm Bàu Trúc cho biết, để phát triển du lịch, làng gốm đã thành lập Ban phát triển du lịch cộng đồng với trên 60 thành viên.

Nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền và đồng lòng của người dân địa phương, làng gốm đang dần trở thành điểm đến yêu thích của du khách, góp phần lan tỏa nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm cũng như đảm bảo cuộc sống cho người dân nơi đây.

 Advertisement 

Năm 2022, nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Theo đó, tỉnh Ninh Thuận đã đầu tư về cơ sở vật chất tại làng gốm Bàu Trúc gắn với phát triển du lịch cộng đồng để phát huy giá trị di sản này.

Hiện nay, chính quyền địa phương đang triển khai những kế hoạch, trong đó tập trung công tác truyền đạt, đào tạo nghề cho thế hệ trẻ. Cùng với đó, thành lập hội, nhóm trình diễn, phục vụ khách du lịch khi đến địa phương. Ngoài ra, đầu tư hạ tầng thiết chế tại làng nghề này để phục vụ trong thời gian đến.

 Advertisement 

Với hướng đi mới cùng sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, làng gốm Bàu Trúc sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, tiếp tục thu hút khách du lịch để trở thành một trong những tour, tuyến hấp dẫn trong hành trình khám phá du lịch tại tỉnh Ninh Thuận./.

H.An

 Advertisement 

Có Thể Bạn Quan Tâm

This is the post content Advertisement   Advertisement  Advertisement 

Nhịp Sống 365 – Bắc Hà, huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của Việt Nam, đang dần thay đổi diện mạo nhờ những nỗ lực vượt bậc trong công tác giảm nghèo. Với chiến lược phát triển nông nghiệp làm mũi nhọn và sự hỗ trợ toàn diện từ chính quyền, Bắc Hà hiện [...]

Nhịp Sống 365 – Hình ảnh những chiếc ghe thuyền chở đầy ắp các loại hoa đến từ khắp các vùng miền cùng khoe sắc trên kênh Tàu Hủ (quận 8, TP.HCM) sẽ tạo điểm nhấn chính, tái hiện sinh động khung cảnh Tết truyền thống của miền sông nước Nam Bộ ngay giữa lòng [...]

Nhịp Sống 365 – Từng là một xã vùng cao khó khăn, Tả Phời (thành phố Lào Cai) nay đã vươn mình trở thành điểm sáng trong công cuộc phát triển nông thôn mới, với những chuyển biến toàn diện về kinh tế, văn hóa và đời sống.  Advertisement   Advertisement  Những thành tựu mà Tả [...]

Nhịp Sống 365 – Nhờ sự nỗ lực không ngừng trong công tác tuyên truyền và vận động, đời sống của trẻ em và phụ nữ ở vùng cao Tả Ngài Chồ, huyện Mường Khương, đang ngày càng được cải thiện. Hành trình nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho trẻ em Sáng [...]

Nhịp Sống 365 – Chiều ngày 2/12, Ban Quản lý Dự án và Đầu tư xây dựng huyện Bắc Hà đã phối hợp với chính quyền xã Nậm Lúc tổ chức bốc thăm vị trí nhà cho 15 hộ dân thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai). Đây là các [...]

Nhịp Sống 365 – Nhằm giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT), trong thời gian qua, huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống, trong đó phát huy vai trò của những người đứng đầu, vai trò của đội ngũ tuyên truyền viên [...]

Nhịp Sống 365 – Từ ngày 1/12/2024 đến 1/1/2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, loạt sự kiện với chủ đề “Chợ phiên vùng cao – Chào năm mới 2025” sẽ diễn ra, mang đến trải nghiệm đặc biệt với sự tham gia của gần 200 đồng bào từ [...]

Nhịp Sống 365 – Trong nỗ lực cải thiện điều kiện sống cho người dân, tỉnh nhà đang tập trung mạnh mẽ vào chiến dịch xóa nhà tạm, nhà dột nát. Đây là chương trình quan trọng với sự phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành và người dân. Đặc biệt, lực lượng công [...]

Nhịp Sống 365 – Tối 30/11, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa , Thể thao và Du lịch (VHTTDL)) phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức chương trình bế mạc, tổng kết và trao giải Liên hoan Ca, múa, nhạc toàn quốc đợt 1, năm 2024. Tham dự lễ bế [...]

Nhịp Sống 365 – Lần đầu tiên, bốn dự án phim hoạt hình điện ảnh được công bố, đánh dấu sự khởi sắc trong thị trường hoạt hình Việt Nam. Năm 2025 sẽ đánh dấu chấm hết cho một thời gian dài màn ảnh rộng chỉ là sân chơi của những bộ phim hoạt hình [...]

Nhịp Sống 365 – Thời điểm giao mùa cuối năm không chỉ mang lại những thay đổi trong thời tiết mà còn đi kèm nguy cơ bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm. Các số liệu mới đây cho thấy tình hình dịch cúm và các bệnh đường hô hấp đang gia tăng tại Việt [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 30/11/2024: Ngành y tế tỉnh Lào Cai đã thành công trong chiến dịch tuyên truyền và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 66 xã đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn. Với sự tham gia của hơn [...]

Nhịp Sống 365 – Theo Sở Du lịch tỉnh Lào Cai, lượng khách du lịch trong tháng 11 đạt 619.170 lượt, tăng 51% so với tháng 10 (410.112 lượt). Trong đó, khách quốc tế chiếm 66.653 lượt và khách nội địa đạt 552.517 lượt. Tính từ đầu năm 2024, tổng số khách du lịch đến [...]

Nhịp Sống 365 – Sau gần hai năm rưỡi tạm dừng hoạt động vì khó khăn trong vận hành và bảo trì, Nhà máy Gang Thép Lào Cai đã chính thức khởi động lại với những tín hiệu tích cực. Hiện tại, nhà máy đang bước vào giai đoạn sấy lò, chuẩn bị sẵn sàng [...]

Nhịp Sống 365 – Thư viện tỉnh Ninh Bình đã từng bước chuyển dịch từ mô hình thư viện truyền thống sang thư viện hiện đại. Đây là thư viện khoa học tổng hợp với vốn tài liệu đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thư viện ở mọi lứa [...]

Nhịp Sống 365 – Vừa qua, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) tổ chức chương trình tuyên truyền phục vụ công tác bảo tồn lễ hội “Mừng lúa mới” (Chi lê xã sả lảm mể) dân tộc Mảng, huyện Nậm Nhùn năm 2024 tại xã Nậm Ban. Nậm Ban [...]

Nhịp Sống 365 – Mang những nét đẹp văn hóa đặc trưng, thổ cẩm và trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô hứa hẹn sẽ là một sản phẩm du lịch đặc sắc cho vùng đất phía Tây tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới. Tại Đại hội [...]

Nhịp Sống 365 – Văn phòng Chính phủ đã ban hành Văn bản số 8726/VPCP-KGVX ngày 26/11/2024, truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về lịch nghỉ Tết Âm lịch và các dịp lễ trong năm 2025. Thủ Tướng Phê Duyệt Lịch Nghỉ Dựa trên đề xuất từ Bộ Lao động – [...]

Nhịp Sống 365 – Cuối tháng 10, đầu tháng 11 âm lịch, người dân làng đào Nhật Tân lại tất bật tuốt lá và chăm sóc cây để đảm bảo hoa đào nở đúng dịp Tết Nguyên đán.  Advertisement   Advertisement  Advertisement