Advertisement 

Vaccine thú y Việt Nam: ‘Lá chắn’ cho an toàn dịch bệnh

thuy 17353594266801503809060

Nhịp Sống 365 – Việt Nam có đường biên giới dài và hoạt động trao đổi thương mại, đi lại giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh mới. Sản xuất vaccine thú y trong nước để đối phó với tình trạng dịch bệnh gia tăng trên động vật tại Việt Nam là hết sức cần thiết.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) – Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Hôm nay (28/12), Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Thú y, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) cùng các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn “Ứng dụng tiến bộ mới trong lĩnh vực vaccine thú y tại Việt Nam”.

 Advertisement 

Doanh nghiệp sản xuất vaccine ngày một nâng cao năng lực

Chia sẻ về câu chuyện nghiên cứu vaccine cúm gia cầm, TS Trịnh Quang Đại, Giám đốc điều hành Nhà máy vaccine Công ty CP Thuốc thú y Trung ương 5 (Fivevet) cho biết, cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, có thể xuất hiện trên chim hoang dã và gia cầm nuôi, các loài động vật có vú, cũng như con người.

Virus cúm gia cầm cũng đã gây ra nhiều đại dịch trên người. Vào đợt cao điểm, hồi cuối 2003, xảy ra trên 57 tỉnh, thành phố, khiến gần 44 triệu gia cầm bị tiêu hủy, khiến 3 người tử vong. Từ khoảng năm 2010, Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh, nhưng vẫn thỉnh thoảng xảy ra lẻ tẻ. Năm 2024, Việt Nam đã tiêu hủy gần 100.000 gia cầm trên 13 đơn vị cấp huyện và 9 tỉnh.

 Advertisement 

Hiện có 3 chủng chính độc lực cao gây bệnh, gồm A/H5N1, A/H5N6 và A/H5N8. Ngoài ra, còn 1 chủng độc lực thấp là A/H9N2.

“Với hơn 500 triệu gia cầm trên cả nước, công nghệ tạo chủng vaccine cúm gia cầm và ứng dụng trong sản xuất vaccine cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) và độc lực thấp (LPAI) tại Fivevet”, ông Đại nói.

 Advertisement 

Dựa trên tiêu chí an toàn, hiệu quả, Fivevet đã ứng dụng tạo chủng gốc virus cúm gia cầm. Trong đó, có việc tạo nguyên bản virus cúm A/H5N1 với bộ gen đặc trưng, với gen H5 đã được đột biến để virus mất đi độc lực cao nhưng giữ nguyên được đặc tính kháng nguyên của H5.

Theo ông Đại, vaccine do công ty chế tạo có kháng thể đạt 100%. Công cường độc sử dụng chủng A/H5N1 có tỷ lệ bảo hộ đạt 90%. Đặc biệt, vaccine cúm gia cầm đơn giá/đa giá sử dụng chủng A/H5N1rg cho kết quả An toàn và hiệu lực cao, đặc hiệu trên gia cầm được tiêm vaccine.

Việc chủ động được công nghệ tạo, lựa chọn chủng giống gốc phù hợp cho việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất vaccine đối với bệnh cúm gia cầm (HPAI, LPAI) là cơ sở để tạo ra các loại vaccine công nghệ cao, phù hợp với các chủng lưu hành tại thực địa, góp phần vào công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm tại Việt Nam.

Không chỉ riêng Fivevet, Việt Nam có 92 cơ sở sản xuất thuốc thú y đạt GMP-WHO, trong đó 12 cơ sở sản xuất vaccine thú y; mức đầu tư khoảng 30-40 triệu USD/nhà máy (VAKSINDO, HANVET, NAVETCO, DABACO…). Các phòng thí nghiệm của Cục Thú y đạt an toàn sinh học cấp độ II trở lên, trong đó có 2 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp III; tổng ngành thú y có 7 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp III. Cả nước có 12 doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vaccine cho động vật đạt tiêu chuẩn GMP-WHO với tổng số 218 loại vacxin và 340 loại vaccine nhập khẩu đã đáp ứng được nhu cầu phòng các bệnh trên gia súc, gia cầm trong nước.

Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) – Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Vaccine của Việt Nam đã tiếp cận trình độ thế giới

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong bối cảnh nhiều biến thể dịch bệnh như hiện nay, việc kiểm soát dịch bệnh trong chuồng trại và đàn vật nuôi phải được thực hiện một cách chặt chẽ và bảo vệ nghiêm ngặt. Vaccine là một biện pháp hiệu quả trong việc giảm thiểu thiệt hại, giúp sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm (ATTP). Sử dụng vaccine không chỉ giúp giảm bệnh truyền nhiễm mà còn đảm bảo quy trình chăn nuôi an toàn cho vật nuôi.

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo các loại vaccine thú y; đã sản xuất được một số loại vaccine phòng bệnh quan trọng như: Cúm gia cầm (Navet-Vifluvac) năm 2012); vaccine phòng bệnh tai xanh từ năm 2015; vaccine lở mồm long móng từ năm 2018; vaccine phòng bệnh dại từ năm 2019 và gần đây nhất là vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi (NAVET-ASFVAC và AVAC ASF LIVE) năm 2022.

Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), nhấn mạnh Việt Nam có đường biên giới dài và hoạt động trao đổi thương mại, đi lại giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh mới, bao gồm cúm gia cầm chủng mới, dịch tả lợn Châu Phi và viêm da nổi cục, lây lan nhanh chóng.

 Advertisement 

Ông Long cũng nhấn mạnh, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ vaccine trên thế giới tạo ra cơ hội cho Việt Nam học hỏi và hợp tác. Cục trưởng Cục Thú y cho rằng đã có sự phát triển đáng kể trong hợp tác khoa học công nghệ và công nghệ sản xuất vaccine của Việt Nam đã tiếp cận trình độ thế giới.

Cục trưởng Cục Thú y khuyến nghị các chi cục chăn nuôi, thú y, thủy sản và các doanh nghiệp liên quan cần hợp tác chặt chẽ trong công tác kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Ông cũng khẳng định, việc sử dụng vaccine là vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc kiểm soát dịch bệnh.

 Advertisement 

Ông Long nhìn nhận, các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine thú y của Việt Nam không ngừng tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao khoa học công nghệ với các nước hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc, châu Mỹ… với những công nghệ tiến nhất; các nhà khoa học, tổ chức như FAO, WOAH, đối tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, CDC, các Phòng thí nghiệm tham chiếu quốc tế đối với các bệnh nguy hiểm trên động vật như cúm gia cầm , lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả lợn Châu Phi, dại).

Trong nước, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Thú y triển khai các giám sát virus gây bệnh, phân tích đặc tính, giải trình tự gen của các chủng virus lưu hành, chia sẻ kết quả, lựa chọn chủng giống thực địa cho công tác đánh giá hiệu lực vaccine hiện hành… Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong nghiên cứu, sản xuất vaccine, thuốc thú y sẽ giúp công tác kiểm soát dịch bệnh trên đàn vật nuôi đạt hiệu quả.

Đặc biệt, Việt Nam đã sản xuất thành công và chính thức xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi AVAC ASF LIVE của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam sang 5 nước, đánh dấu 1 thành tựu lớn được cả thế giới công nhận.

Đỗ Hương

 Advertisement 

Có Thể Bạn Quan Tâm

Nhịp Sống 365 – Khói thuốc lá không chỉ gây hại cho người hút trực tiếp mà còn tác động nghiêm trọng đến những người xung quanh – những “nạn nhân thầm lặng” của khói thuốc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng mỗi năm có hơn 1,2 triệu người tử vong [...]

Nhịp Sống 365 – Bệnh viện Đa khoa Hưng Thịnh đang tiên phong trong việc thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, đảm bảo môi trường y tế an toàn và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho cả nhân viên y tế lẫn bệnh nhân. Với mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng [...]

Nhịp Sống 365 – Chiều ngày 23/12, huyện Bảo Thắng ghi dấu mốc quan trọng khi chính thức khai trương Đơn vị Thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng, kết hợp với lễ ký kết thỏa thuận hợp tác y tế toàn diện giữa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai [...]

Nhịp Sống 365 – Ngành Y tế đã hoàn thành 3/3 chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu năm 2024 được Quốc hội giao, trong đó vượt 2 chỉ tiêu được giao về số bác sĩ/ vạn dân và số giường bệnh/ vạn dân, đạt chỉ tiêu về tỷ lệ dân số tham [...]

Nhịp Sống 365 – Phòng khám Đa khoa Hưng Thịnh – Bảo Thắng vừa triển khai dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao. Phòng khám Đa khoa Hưng Thịnh – Bảo Thắng đã [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 18/12, doanh nghiệp xã hội Vietnam Children’s Fund phối hợp với nhà tài trợ Diệp Lê đã tổ chức lễ trao tặng 7 thiết bị y tế trị giá 214 triệu đồng cho Bệnh viện Đa khoa huyện Bát Xát. Các thiết bị y tế được trao tặng bao gồm: [...]

Nhịp Sống 365 – Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tổ chức WHO vừa có thông tin về dịch bệnh lạ ở CHDC Congo khiến nhiều người mắc và tử vong. Cụ thể, theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại khu vực Panzi, [...]

Nhịp Sống 365 – Ngay sau khi ghi nhận 4 ca tử vong tại Bình Định do cúm, Bộ Y tế và các chuyên gia dịch tễ đã họp trực tuyến khẩn với ngành y tế tỉnh Bình Định. TS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh chủ trì cuộc [...]

Nhịp Sống 365 – Từ năm 2025, người bệnh mắc các bệnh hiếm, hiểm nghèo hoặc cần phẫu thuật kỹ thuật cao sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế (BHYT) vượt trội: khám chữa bệnh (KCB) trực tiếp tại tuyến cuối mà không cần thực hiện thủ tục chuyển tuyến, đồng thời vẫn [...]

Nhịp Sống 365 – Từ năm 2025, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển, chứa chấp và sử dụng thuốc lá điện tử cùng thuốc lá nung nóng sẽ bị cấm nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Quyết định này đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 vào ngày [...]

Nhịp Sống 365 – Đối với người dân khi đến bệnh viện để thăm khám, thông tin về các chuyên khoa, thủ tục để được thăm khám rất quan trọng. Nắm rõ quy trình khám chữa bệnh tại các bệnh viện sẽ không những tiết kiệm thời gian trong việc chủ động chuẩn bị giấy [...]

Nhịp Sống 365 – Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trong tháng 11/2024, cả nước ghi nhận thêm 7.159 trường hợp mắc sởi và 1 ca tử vong. Tích lũy từ đầu năm 2024 tới nay, cả nước ghi nhận hơn 14.286 ca mắc, 4 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi. [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 25/11/2024, Bệnh viện Phục hồi Chức năng tỉnh tổ chức chương trình khám sức khỏe tại xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân địa phương, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn. Khám sức khỏe cho hơn 400 [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 21/11/2024, Bộ Y tế cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Chăm sóc Sức khỏe Quốc tế Hàn Quốc (KOFIH) đã khởi động Dự án “Ứng dụng Y tế từ xa” nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế [...]

 Nhịp Sống 365 – Tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản tại xã Trịnh Tường Trong những năm gần đây, việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể nhờ sự chung [...]

Nhịp Sống 365 –  Ngày 20/11/2024 trong khuôn khổ chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, Sở Y tế tỉnh Lào Cai phối hợp với các doanh nghiệp và tổ chức y tế đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa tại xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn. Đây là [...]

Nhịp Sống 365 – Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng, cập nhật, ghi thông tin, cấu trúc danh mục và hướng dẫn thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của [...]

Nhịp Sống 365 – Các y, bác sĩ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa cứu sống cháu bé 7 tuổi tại phường Nông Trang, thành phố Việt Trì bị cửa cuốn kẹp vào cổ dẫn đến ngừng tuần hoàn. Đây là một trong những người bệnh được cứu sống từ “mô hình [...]

Nhịp Sống 365 – Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 15/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Định thông báo về một trường hợp tử vong do cúm A/H1 pdm. Đây là ca tử vong thứ hai được ghi nhận tại tỉnh trong thời gian gần đây, gây lo ngại về diễn biến phức tạp của dịch [...]