Nhịp Sống 365 – Bày tỏ nhất trí với việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có lộ trình tăng thuế phù hợp để tránh tạo ra “cú sốc” giá đối với người tiêu dùng cũng như không làm tác động lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng nay (22/11), Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Advertisement
Một trong những điểm đáng chú ý mà các đại biểu Quốc hội quan tâm trong dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đó là quy định thuế suất theo tỉ lệ phần trăm tăng theo lộ trình từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030 để đạt mục tiêu tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO.
Theo đó, đối với mặt hàng rượu từ 20 độ trở lên, phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Advertisement
Phương án 2 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Đối với mặt hàng rượu dưới 20 độ, phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 40%, 45%, 50%, 55%, 60% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Advertisement
Phương án 2 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 50%, 55%, 60%, 65%, 70% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Đối với mặt hàng bia, phương án là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Đề xuất giãn thời điểm áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia, rượu
Thảo luận tại tổ, đại biểu Tạ Văn Hạ (tỉnh Quảng Nam) đồng ý việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia, thuốc lá, tuy nhiên, phải cân nhắc lộ trình phù hợp, đối xử một cách công bằng với doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích hài hòa “nhà nước, doanh nghiệp và người dân”.
“Qua khảo sát thì thấy rằng rượu bia phi chính thức, nhập lậu là nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc. Nên cần công bằng với doanh nghiệp trong nước làm ăn nghiêm túc. Do vậy, cần đánh giá đầy đủ, hài hòa sự tác động việc điều chỉnh thuế”, đại biểu Tạ Văn Hạ nói.
Đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (tỉnh Tiền Giang) cũng tán thành việc áp thuế với bia rượu, để tiến tới các biện pháp hạn chế sử dụng các mặt hàng này. Tuy nhiên, không nên thực hiện ngay mức thuế này mà cần có lộ trình, sớm nhất là từ năm 2027.
Theo đại biểu, trong bối cảnh các nhà máy bia gặp khó khăn sau đại dịch COVID-19, tiêu thụ giảm, nhất là quy định 0 độ cồn như vừa qua đã gây ảnh hưởng nặng nề cho các nhà sản xuất. Nếu áp dụng thuế này ngay có thể dẫn đến nhiều khó khăn hơn nữa cho doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác bởi sau ngành này còn nhiều lĩnh vực có liên quan.
Advertisement
Trong khi đó, đại biểu Dương Minh Ánh (TP. Hà Nội) cũng nhất trí về việc tăng thuế suất đối với mặt hàng rượu, bia để hạn chế tình trạng lạm dụng rượu, bia, gây tác hại đến sức khỏe của người dân và trật tự an toàn xã hội. Quy định này cũng sẽ làm giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân do tác hại của rượu bia gây ra, giữ an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.
“Tuy nhiên, xét về nhiều mặt thì khi tăng thuế xuất đối với mặt hàng nào đó chúng ta cần cân nhắc lộ trình thực hiện cho phù hợp, nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp, thị trường, người tiêu dùng thích nghi với việc tăng thuế trong thời gian tới”, đại biểu Dương Minh Ánh nói.
Advertisement
Nếu tăng thuế quá nhanh và mạnh khiến các doanh nghiệp không thể điều chỉnh công suất sản xuất phù hợp làm sụt giảm sản lượng đột ngột dẫn đến nhiều dự án đầu tư thua lỗ, không thể thu hồi được vốn.
Việc giảm sản lượng quá nhanh tác động tiêu cực đến công ăn, việc làm của người lao động, số lượng lao động dôi dư từ các nhà máy rượu, bia chưa kịp để chuyển đổi nghề nghiệp.
Do vậy, đại biểu đề nghị ban soạn thảo cân nhắc giãn việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành rượu, bia và bắt đầu áp dụng từ năm 2027 trở đi.
Đại biểu Phan Đức Hiếu (tỉnh Thái Bình) bày tỏ ủng hộ phương án 1, nhưng chỉ nên đánh thuế từ sau năm 2026. Bởi theo đại biểu, trong 3, 4 năm vừa qua và trong một số năm tới đây, chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp, trong khi nếu áp thuế này ngay trước 2026 thì không hợp lý.
Bên cạnh đó, nếu áp dụng ngay thì doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất bia sẽ chưa kịp xây dựng lộ trình phù hợp để thích ứng trong bối cảnh đã khó khăn sẵn. Do đó, sẽ dễ dẫn đến việc doanh nghiệp suy thoái dần dần. Bởi vậy, đại biểu Phan Đức Hiếu ủng hộ quan điểm nên giãn việc áp dụng thuế này đến ít nhất là từ năm 2027.
Lựa chọn phương án 2, đại biểu Trần Quốc Quân (tỉnh Long An) dẫn báo cáo của các cơ quan chức năng, Việt Nam là một trong quốc gia có lượng tiêu thụ rượu bia rất lớn. Việc lạm dụng rượu bia là nguyên nhân gây nên thiệt hại về con người, bệnh tật, an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Cùng với đó, Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, Luật phòng chống tác hại rượu bia, Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ trong thời gian qua đã góp phần nâng cao ý thức của người dân.
Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp này thì sẽ góp phần kiềm chế những thiệt hại về con người do rượu bia, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông.
“Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt là mục tiêu hướng tới là hạn chế người sử dụng chứ không phải nhằm vào thu thuế đối với doanh nghiệp vì thuế đánh trực tiếp vào người sử dụng, còn doanh nghiệp chỉ là gián tiếp nộp vào ngân sách, cho nên tôi chọn phương án 2”, đại biểu Trần Quốc Quân cho hay.
Nghiên cứu thêm việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
Ngoài ra, một trong những nội dung mà các đại biểu Quốc hội quan tâm là quy định bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để thực hiện các chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Bộ Y tế.
Phát biểu ý kiến tại tổ 13, liên quan đến thuế đối với đồ uống có đường, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, hiện đã có bằng chứng đối với việc tăng lượng đồ uống có đường sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, tim mạch, loãng xương, béo phì… từ đó làm tăng các nguy cơ các bệnh khác, trong đó có bệnh ung thư.
Ở Việt Nam, tỉ lệ tiêu thụ đồ uống có đường tăng gấp 4 lần trong 15 năm vừa qua: từ 18,5L/người năm 2009 lên 66L/người năm 2023 là yếu tố góp phần tăng tỷ lệ béo phì ở thanh thiếu niên từ gấp đôi từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020. Những người này có nguy cơ mắc bệnh mạn tính, rối loạn sức khỏe do thừa cân béo phì và ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh: “Việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là phù hợp với xu thế quốc tế và thực tế hiện nay. Ít nhất đã có 104 quốc gia trên thế giới và 6 quốc gia trong ASIAN áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường”.
Bộ Y tế nhất trí đối với đề xuất áp thuế tiêu thụ đối với nước giải khát theo TCVN, còn đối với các loại đồ uống khác sẽ có lộ trình về áp thuế sau khi đã thực hiện ổn định đối với nước giải khát có đường. Tuy nhiên, về thuế suất thì WHO gửi cho Bộ Y tế đề nghị là mức thuế tiêu thụ đặc biệt cao hơn so với mức đề xuất đề ra là 10% trên giá bán của doanh nghiệp.
Đề nghị cân nhắc quy định này, đại biểu Lê Thị Song An (tỉnh Long An) cho rằng phải có sự đánh giá, tính toán cụ thể việc trẻ em sử dụng nước giải khát có tỷ lệ thừa cân, béo phì bao nhiêu phần trăm, có phải thừa cân, béo phì do sử dụng nước ngọt không hay do chế độ khác như sử dụng thức ăn nhanh, lối sống…
Trong khi đó, đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung (tỉnh Vĩnh Phúc) dẫn tham khảo quốc tế cho thấy, các quốc gia khác như: Nhật Bản, Singapore hay Trung Quốc không áp dụng chính sách thuế này thì tỉ lệ thừa cân, béo phì lại được kiểm soát tốt.
Những quốc gia như Ấn Độ, Mexico, Thái Lan, Philippines đã áp thuế thiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường nhiều năm nhưng tỷ lệ thừa cân, béo phì thì lại vẫn tiếp tục tăng, mặc dù tiêu thụ nước giải khát có đường giảm.
Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung cho rằng công cụ thuế sẽ không hiệu quả trong việc làm thay đổi hành vi người tiêu dùng, đặc biệt là khi các đối tượng tiêu dùng mặt hàng nước giải khát có đường phần lớn là trẻ em. Nên chúng chúng ta tập trung vào các biện pháp tuyên truyền và giáo dục trong gia đình và trường học để các em thay đổi nhận thức và từ đó thay đổi hành vi tiêu dùng.
Chính vì vậy, đại biểu đề nghị cần nghiên cứu thêm đối với nội dung này để từ đó đề xuất các biện pháp kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm khác cho phù hợp.
Hải Giang
Advertisement
Có Thể Bạn Quan Tâm
Nhịp Sống 365 – Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt [...]
Nhịp Sống 365 – Công an huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, vừa tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Minh Hợi (SN 1983, trú tại thôn Cẩm Thắng, xã Cẩm Sơn) để điều tra về hành vi hủy hoại tài sản. Hợi bị cáo buộc sử dụng hóa chất độc hại để đầu độc [...]
Nhịp Sống 365 – Xã Tả Phìn, thuộc thị xã Sa Pa, đã trở thành địa phương đầu tiên trên địa bàn hoàn thành nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát theo kế hoạch. Đến ngày 18/11, toàn bộ 10 căn nhà trong diện hỗ trợ đã được xây dựng và bàn giao, đánh [...]
Nhịp Sống 365 – Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 147/2024 quy định biện pháp thi hành việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet, thông tin trên mạng đối với: Dịch vụ, tài nguyên internet; thông tin trên mạng; cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng [...]
Nhịp Sống 365 – Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mang đến những thay đổi quan trọng, đặc biệt là chính sách linh hoạt hơn cho người lao động trong việc đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hàng tháng. [...]
Nhịp Sống 365 – Kể từ ngày 25-12-2024, khi Nghị định 147/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, hàng triệu người dùng mạng xã hội tại Việt Nam sẽ đối diện với các biện pháp quản lý nghiêm ngặt hơn. Theo đó, bất kỳ tài khoản nào vi phạm an ninh quốc gia hoặc liên tục [...]
Nhịp Sống 365 – Ngày 20/11, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản khẩn số 6708/UBND-VX nhằm tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh. Tình hình dịch bệnh sởi tại Lào Cai Bệnh sởi, một loại bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, chưa có thuốc điều [...]
Nhịp Sống 365 – Thời gian gần đây, tại tỉnh Lào Cai, nhiều bảng quảng cáo xuất hiện tại các nhà hàng, quán ăn với nội dung đáng lo ngại. Theo ghi nhận, các khu vực như Bến Đền, Phố Lu, B3, B8, B6 trên đường Hoàng Quốc Việt và nhiều địa điểm khác đang [...]
Nhịp Sống 365 – Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024. Advertisement Đường làng ngõ xóm ở xã Minh Quang, huyện Ba Vì luôn xanh – sạch – đẹp. Theo đó, UBND [...]
Nhịp Sống 365 – Trạm dừng nghỉ cao tốc Vân Phong – Nha Trang tại lý trình Km 334+900 (thuộc xã Ninh Bình, TX. Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), với chi phí xây dựng hơn 230 tỷ đồng. Ban Quản lý Dự án 7 (Bộ GTVT) đang tiến hành đấu thầu rộng rãi để tìm [...]
Nhịp Sống 365 – Nậm Lúc, một xã thuộc vùng 3 của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đã có những bước chuyển mình đáng kể nhờ vào sự nỗ lực của Hội Phụ nữ xã. Thông qua các hoạt động hỗ trợ thiết thực, Hội đã giúp [...]
Nhịp Sống 365 – Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai vừa công bố kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp tháng 10/2024. Đây là thước đo quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính công trên địa bàn tỉnh. Lào Cai đạt 84,54 điểm, [...]
Nhịp Sống 365 – Dù bị “tuýt còi” buộc dừng, sân Pickleball không phép tại bờ sông Hồng, TP Lào Cai vẫn ngang nhiên được dựng lên. Tại TP Lào Cai, sân Pickleball không phép nằm trên bờ sông Hồng thuộc phường Cốc Lếu đang gây bức xúc dư luận. Dù UBND phường đã ban hành [...]
Nhịp Sống 365 – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20; tiến hành một số hoạt động song phương tại Brazil; thăm chính thức Dominica. Theo thông cáo từ Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của [...]
Nhịp Sống 365 – Với mong muốn hỗ trợ học sinh hoàn cảnh khó khăn, con em đồng bào các dân tộc thiểu số có áo ấm trong mùa đông năm nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên vừa quyết định trao 1.000 áo ấm tặng 1.000 học sinh tại ba [...]
Nhịp Sống 365 – Tại Hội nghị Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Giang lần thứ 10, khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 được tổ chức vào chiều ngày 15/11, bà Triệu Thị Tình đã được bầu là Chủ tịch Hội LHPN tỉnh. Advertisement Lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh [...]
Nhịp Sống 365– Một vụ lừa đảo tinh vi đã bị ngăn chặn kịp thời nhờ sự nhanh trí của cụ bà 72 tuổi. Nhờ sự hỗ trợ của Công an xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương, cụ ông suýt mất 100 triệu đồng tiền dưỡng già đã được bảo toàn. Vào khoảng 13h ngày [...]
Nhịp Sống 365 – Một vụ nổ lớn xảy ra vào tối 15/11 tại xã Du Lễ, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng, khiến một nam thanh niên bị bỏng nặng và gây hư hại nghiêm trọng cho ngôi nhà nơi xảy ra sự việc. Khoảng 20h ngày 15/11, người dân thôn 1, xã Du Lễ [...]
Nhịp Sống 365 – Bão Manyi, một cơn bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, đang di chuyển nhanh trên vùng biển phía Đông miền Trung Philippines và dự kiến sẽ vào Biển Đông vào ngày 18/11. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cơn bão Manyi [...]
Nhịp Sống 365 – Ngày 15/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Định thông báo về một trường hợp tử vong do cúm A/H1 pdm. Đây là ca tử vong thứ hai được ghi nhận tại tỉnh trong thời gian gần đây, gây lo ngại về diễn biến phức tạp của dịch [...]