Advertisement 

Cân nhắc lộ trình phù hợp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia

Các đại biểu Quốc hội tổ 2 thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) - Ảnh: VGP/ĐH

Nhịp Sống 365Bày tỏ nhất trí với việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có lộ trình tăng thuế phù hợp để tránh tạo ra “cú sốc” giá đối với người tiêu dùng cũng như không làm tác động lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 

Các đại biểu Quốc hội tổ 2 thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) - Ảnh: VGP/ĐH
Các đại biểu Quốc hội tổ 2 thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) – Ảnh: VGP/ĐH

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng nay (22/11), Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

 Advertisement 

Một trong những điểm đáng chú ý mà các đại biểu Quốc hội quan tâm trong dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đó là quy định thuế suất theo tỉ lệ phần trăm tăng theo lộ trình từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030 để đạt mục tiêu tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO.

Theo đó, đối với mặt hàng rượu từ 20 độ trở lên, phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.

 Advertisement 

Phương án 2 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.

Đối với mặt hàng rượu dưới 20 độ, phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 40%, 45%, 50%, 55%, 60% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.

 Advertisement 

Phương án 2 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 50%, 55%, 60%, 65%, 70% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.

Đối với mặt hàng bia, phương án là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.

Đề xuất giãn thời điểm áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia, rượu

Thảo luận tại tổ, đại biểu Tạ Văn Hạ (tỉnh Quảng Nam) đồng ý việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia, thuốc lá, tuy nhiên, phải cân nhắc lộ trình phù hợp, đối xử một cách công bằng với doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích hài hòa “nhà nước, doanh nghiệp và người dân”.

“Qua khảo sát thì thấy rằng rượu bia phi chính thức, nhập lậu là nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc. Nên cần công bằng với doanh nghiệp trong nước làm ăn nghiêm túc. Do vậy, cần đánh giá đầy đủ, hài hòa sự tác động việc điều chỉnh thuế”, đại biểu Tạ Văn Hạ nói.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (tỉnh Tiền Giang) cũng tán thành việc áp thuế với bia rượu, để tiến tới các biện pháp hạn chế sử dụng các mặt hàng này. Tuy nhiên, không nên thực hiện ngay mức thuế này mà cần có lộ trình, sớm nhất là từ năm 2027.

Theo đại biểu, trong bối cảnh các nhà máy bia gặp khó khăn sau đại dịch COVID-19, tiêu thụ giảm, nhất là quy định 0 độ cồn như vừa qua đã gây ảnh hưởng nặng nề cho các nhà sản xuất. Nếu áp dụng thuế này ngay có thể dẫn đến nhiều khó khăn hơn nữa cho doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác bởi sau ngành này còn nhiều lĩnh vực có liên quan.

Trong khi đó, đại biểu Dương Minh Ánh (TP. Hà Nội) cũng nhất trí về việc tăng thuế suất đối với mặt hàng rượu, bia để hạn chế tình trạng lạm dụng rượu, bia, gây tác hại đến sức khỏe của người dân và trật tự an toàn xã hội. Quy định này cũng sẽ làm giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân do tác hại của rượu bia gây ra, giữ an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.

 Advertisement 

“Tuy nhiên, xét về nhiều mặt thì khi tăng thuế xuất đối với mặt hàng nào đó chúng ta cần cân nhắc lộ trình thực hiện cho phù hợp, nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp, thị trường, người tiêu dùng thích nghi với việc tăng thuế trong thời gian tới”, đại biểu Dương Minh Ánh nói.

Nếu tăng thuế quá nhanh và mạnh khiến các doanh nghiệp không thể điều chỉnh công suất sản xuất phù hợp làm sụt giảm sản lượng đột ngột dẫn đến nhiều dự án đầu tư thua lỗ, không thể thu hồi được vốn.

 Advertisement 

Việc giảm sản lượng quá nhanh tác động tiêu cực đến công ăn, việc làm của người lao động, số lượng lao động dôi dư từ các nhà máy rượu, bia chưa kịp để chuyển đổi nghề nghiệp.

Do vậy, đại biểu đề nghị ban soạn thảo cân nhắc giãn việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành rượu, bia và bắt đầu áp dụng từ năm 2027 trở đi.

Đại biểu Phan Đức Hiếu (tỉnh Thái Bình) bày tỏ ủng hộ phương án 1, nhưng chỉ nên đánh thuế từ sau năm 2026. Bởi theo đại biểu, trong 3, 4 năm vừa qua và trong một số năm tới đây, chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp, trong khi nếu áp thuế này ngay trước 2026 thì không hợp lý.

Bên cạnh đó, nếu áp dụng ngay thì doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất bia sẽ chưa kịp xây dựng lộ trình phù hợp để thích ứng trong bối cảnh đã khó khăn sẵn. Do đó, sẽ dễ dẫn đến việc doanh nghiệp suy thoái dần dần. Bởi vậy, đại biểu Phan Đức Hiếu ủng hộ quan điểm nên giãn việc áp dụng thuế này đến ít nhất là từ năm 2027.

Lựa chọn phương án 2, đại biểu Trần Quốc Quân (tỉnh Long An) dẫn báo cáo của các cơ quan chức năng, Việt Nam là một trong quốc gia có lượng tiêu thụ rượu bia rất lớn. Việc lạm dụng rượu bia là nguyên nhân gây nên thiệt hại về con người, bệnh tật, an ninh trật tự, an toàn giao thông.

Cùng với đó, Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, Luật phòng chống tác hại rượu bia, Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ trong thời gian qua đã góp phần nâng cao ý thức của người dân.

Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp này thì sẽ góp phần kiềm chế những thiệt hại về con người do rượu bia, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông.

“Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt là mục tiêu hướng tới là hạn chế người sử dụng chứ không phải nhằm vào thu thuế đối với doanh nghiệp vì thuế đánh trực tiếp vào người sử dụng, còn doanh nghiệp chỉ là gián tiếp nộp vào ngân sách, cho nên tôi chọn phương án 2”, đại biểu Trần Quốc Quân cho hay.

Các đại biểu Quốc hội tổ 11 thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) - Ành: VGP/Hoàng Giang
Các đại biểu Quốc hội tổ 11 thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) – Ành: VGP/Hoàng Giang

Nghiên cứu thêm việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Ngoài ra, một trong những nội dung mà các đại biểu Quốc hội quan tâm là quy định bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để thực hiện các chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Bộ Y tế.

Phát biểu ý kiến tại tổ 13, liên quan đến thuế đối với đồ uống có đường, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, hiện đã có bằng chứng đối với việc tăng lượng đồ uống có đường sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, tim mạch, loãng xương, béo phì… từ đó làm tăng các nguy cơ các bệnh khác, trong đó có bệnh ung thư.

Ở Việt Nam, tỉ lệ tiêu thụ đồ uống có đường tăng gấp 4 lần trong 15 năm vừa qua: từ 18,5L/người năm 2009 lên 66L/người năm 2023 là yếu tố góp phần tăng tỷ lệ béo phì ở thanh thiếu niên từ gấp đôi từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020. Những người này có nguy cơ mắc bệnh mạn tính, rối loạn sức khỏe do thừa cân béo phì và ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh: “Việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là phù hợp với xu thế quốc tế và thực tế hiện nay. Ít nhất đã có 104 quốc gia trên thế giới và 6 quốc gia trong ASIAN áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường”.

Bộ Y tế nhất trí đối với đề xuất áp thuế tiêu thụ đối với nước giải khát theo TCVN, còn đối với các loại đồ uống khác sẽ có lộ trình về áp thuế sau khi đã thực hiện ổn định đối với nước giải khát có đường. Tuy nhiên, về thuế suất thì WHO gửi cho Bộ Y tế đề nghị là mức thuế tiêu thụ đặc biệt cao hơn so với mức đề xuất đề ra là 10% trên giá bán của doanh nghiệp.

Đề nghị cân nhắc quy định này, đại biểu Lê Thị Song An (tỉnh Long An) cho rằng phải có sự đánh giá, tính toán cụ thể việc trẻ em sử dụng nước giải khát có tỷ lệ thừa cân, béo phì bao nhiêu phần trăm, có phải thừa cân, béo phì do sử dụng nước ngọt không hay do chế độ khác như sử dụng thức ăn nhanh, lối sống…

Trong khi đó, đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung (tỉnh Vĩnh Phúc) dẫn tham khảo quốc tế cho thấy, các quốc gia khác như: Nhật Bản, Singapore hay Trung Quốc không áp dụng chính sách thuế này thì tỉ lệ thừa cân, béo phì lại được kiểm soát tốt.

Những quốc gia như Ấn Độ, Mexico, Thái Lan, Philippines đã áp thuế thiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường nhiều năm nhưng tỷ lệ thừa cân, béo phì thì lại vẫn tiếp tục tăng, mặc dù tiêu thụ nước giải khát có đường giảm.

Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung cho rằng công cụ thuế sẽ không hiệu quả trong việc làm thay đổi hành vi người tiêu dùng, đặc biệt là khi các đối tượng tiêu dùng mặt hàng nước giải khát có đường phần lớn là trẻ em. Nên chúng chúng ta tập trung vào các biện pháp tuyên truyền và giáo dục trong gia đình và trường học để các em thay đổi nhận thức và từ đó thay đổi hành vi tiêu dùng.

Chính vì vậy, đại biểu đề nghị cần nghiên cứu thêm đối với nội dung này để từ đó đề xuất các biện pháp kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm khác cho phù hợp.

Hải Giang

 

 Advertisement 

Có Thể Bạn Quan Tâm

Nhịp Sống 365 – Bộ Tư lệnh Quân khu 7 vừa quyết định truy thăng quân hàm cho 12 quân nhân hy sinh trong nhiệm vụ diễn tập tác chiến phòng thủ. Đây là sự ghi nhận cao quý cho tinh thần quả cảm, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc của những người lính [...]

Nhịp Sống 365 – Gần đây, trào lưu “Nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú” lan truyền mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội, thu hút sự chú ý của đông đảo người dùng. Tuy nhiên, không ít nội dung trong trào lưu này đã vi phạm pháp luật, đặc biệt [...]

Nhịp Sống 365 – Vừa qua, Đội QLTT số 1- Cục QLTT tỉnh Nghệ An phối hợp cùng với lực lượng chức năng phát hiện phương tiện vận chuyển 44,5 kg pháo trái phép. Bám sát Kế hoạch của Tổng cục QLTT, Cục QLTT tỉnh Nghệ An về triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 3/12/2024, Công an huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) xác nhận một vụ nổ nghiêm trọng xảy ra tại thôn Chính Ngoài, xã Quang Tiến khiến anh Trần Văn Thương (sinh năm 1986) tử vong tại chỗ. Diễn biến vụ việc Theo thông tin từ người dân địa phương, khoảng [...]

Nhịp Sống 365 – Hôm nay, tòa phúc thẩm quyết định số phận bị cáo Trương Mỹ Lan Ngày 3-12, TAND Cấp cao tại TP HCM chính thức tuyên án bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng 47 đồng phạm. Phiên tòa nhận được sự quan tâm đặc [...]

Nhịp Sống 365 – Thi thể ông Đinh Văn Soạn, công nhân mất tích trong quá trình dọn rác tại cầu Nậm Tôn, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà, đã được tìm thấy sau 4 ngày tìm kiếm. Chiều ngày 2/12, Thượng úy Lại Ngọc Sơn, Trưởng Công an xã Nậm Lúc, xác nhận với [...]

Nhịp Sống 365 –  Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, kết quả xét nghiệm các mẫu thực phẩm tại tiệm bánh mì – xôi Cô Ba Bến Đình, nghi gây ngộ độc thực phẩm cho nhiều người tại Vũng Tàu, bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. [...]

Nhịp Sống 365 – Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xu hướng xé túi mù, nhiều nhà sản xuất đã lợi dụng cơ hội này để sản xuất hàng giả, hàng nhái với chất lượng kém, gây tổn hại cho người tiêu dùng. Trên TikTok đang nở rộ “trò chơi túi mù”, [...]

Nhịp Sống 365 – Nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Quốc hội mới đây đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025. Tại kỳ họp thứ 8, diễn [...]

Nhịp Sống 365 – Khi còn sống, cụ ông Vũ Hữu L (tại Hoà Bình) đã để lại một di nguyện vô cùng cao cả, đó là hiến toàn bộ mô tạng, bao gồm giác mạc để giúp đỡ bệnh nhân bị mù lòa và những người cần ghép tạng để hồi sinh sự sống. [...]

Nhịp Sống 365 – Theo báo cáo mới Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) công bố ngày 27/11, việc sử dụng Internet trên toàn cầu tiếp tục tăng trưởng mạnh song khả năng kết nối kỹ thuật số vẫn còn sự phân hóa rõ rệt giữa các quốc gia phát triển và các quốc [...]

Nhịp Sống 365 – Từ ngày 1/12, thành phố Vinh chính thức mở rộng địa giới hành chính, tăng diện tích tự nhiên lên 166,22 km², lớn hơn 1,58 lần so với trước đây. Đây là bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị của tỉnh Nghệ An, theo Nghị quyết số [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 1/12, thông tin từ bà Hứa Thị Xuân Liên, Chủ tịch UBND phường Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội), xác nhận rằng 354 hài cốt phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn đã được di chuyển và an táng tại nghĩa trang Yên Kỳ, huyện Ba Vì, Hà Nội. [...]

Nhịp Sống 365 – Sáng ngày 1/12, lực lượng chức năng xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà (Lào Cai) vẫn đang tích cực triển khai công tác tìm kiếm một nam công nhân mất tích khi làm việc tại cầu Nậm Tôn. Vụ việc đã gây xôn xao dư luận địa phương và đặt ra [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 29/11, Ban Vận động Cứu trợ tỉnh đã chính thức phê duyệt và ban hành các quyết định về việc chuyển kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai cho các địa phương và đơn vị trên địa bàn. Hỗ Trợ Gần 13,6 Tỷ Đồng Cho 7 Huyện, [...]

Nhịp Sống 365 – Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ y tế thiết thực tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trên địa bàn. Sáng 27/11, đoàn [...]

Nhịp Sống 365 – Sáng 28/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị phản biện xã hội nhằm lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Đề án phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cán bộ người dân tộc thiểu số giai đoạn 2025 – [...]

Nhịp Sống 365 – Sáng 28/11, Lễ khai mạc Liên hoan Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lào Cai lần thứ X đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị thành phố Lào Cai. Sự kiện do Đài Phát thanh – Truyền hình (PT-TH) Lào Cai tổ chức với sự tham gia của nhiều đại [...]

Nhịp Sống 365 – Công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã trở thành một phong trào rộng khắp, trở thành điểm sáng của công tác giảm nghèo bền vững, không chỉ góp phần nâng cao đời sống người dân mà còn là động lực để phát huy [...]

Nhịp Sống 365 – Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 8726/VPCP-KGVX ngày 26/11/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025. Xét đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh [...]