Advertisement 

Chính thức thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình MTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035

Các ĐBQH bấm nút thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035

Nhịp Sống 365 – Tiếp theo Chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, sáng 27/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 bằng hình thức biểu quyết điện tử.

Các ĐBQH bấm nút thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035
Các ĐBQH bấm nút thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035

Kết quả biểu quyết cho thấy có 430/454 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm 89,77%). Như vậy, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035.

 Advertisement 

Trước đó, trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, ngày 01/11/2024, Quốc hội đã thảo luận tại phiên họp toàn thể về Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035. Nhìn chung, các vị đại biểu Quốc hội thống nhất cao về chủ trương đầu tư, những nội dung cơ bản của Chương trình và dự thảo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư.

Về kinh phí thực hiện Chương trình,  Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu ý kiến của đại biểu và thể hiện tại điểm d khoản 4 Điều 1 dự thảo Nghị quyết. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị trong quá trình xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với các địa phương để xác định tỷ lệ đối ứng phù hợp.

 Advertisement 

Về các ý kiến thống nhất với cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện Chương trình; tuy nhiên, đề nghị tiếp tục rà soát kỹ lưỡng để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và đề nghị Chính phủ trong quá trình xây dựng, triển khai thực hiện Chương trình, cần tiếp tục rà soát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai thực hiện Chương trình hiệu quả…

Liên quan đến việc đầu tư, xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc đầu tư là phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

 Advertisement 

“Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin phép Quốc hội đưa nội dung này là một trong những cơ chế đặc thù trong thực hiện Chương trình. Ngoài ra, đề nghị Chính phủ chỉ đạo, tiếp thu ý kiến đại biểu, lựa chọn xây dựng trung tâm theo thứ tự ưu tiên; tiếp tục hoàn thiện cơ chế tổ chức, vận hành phù hợp với từng địa bàn, có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả và tránh lãng phí” – ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay.

Về ý kiến thống nhất quan điểm chung của Đảng, Nhà nước là phân cấp tối đa cho địa phương, giao cho địa phương bố trí nguồn lực phù hợp điều kiện thực tế; đồng thời đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và đề nghị Chính phủ chỉ đạo thực hiện đúng nguyên tắc này trong quá trình xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

Đối với các ý kiến đề nghị bổ sung một số chỉ tiêu, nội dung nhiệm vụ cụ thể cho đối tượng đặc thù là người lao động, công nhân, người dân tộc thiểu số di cư đang làm việc tại khu công nghiệp, khu chế xuất…, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và đề nghị Chính phủ chỉ đạo tiếp tục rà soát, lưu ý các đối tượng đặc thù nêu trên trong quá trình xây dựng, hoàn thiện nội dung thành phần trong Báo cáo nghiên cứu khả thi, bảo đảm tránh trùng lặp với các chương trình mục tiêu quốc gia đang triển khai và đáp ứng nhu cầu bảo tồn văn hóa, sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số…

Về các ý kiến còn băn khoăn, đề nghị điều chỉnh, bổ sung một số chỉ tiêu, nhiệm vụ trong các nội dung thành phần của Chương trình; đề xuất một số giải pháp để thực hiện hiệu quả nội dung thành phần, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, đề nghị Chính phủ nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội trong quá trình xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi, chịu trách nhiệm về việc cụ thể hóa, triển khai thực hiện Chương trình theo các nguyên tắc, nội dung được Quốc hội thông qua.

Về ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng thụ hưởng Chương trình là các di tích ở địa phương chưa được xếp hạng để kịp thời phát hiện, bảo tồn và phát huy các di tích, di sản đang lưu hành trong dân gian; bổ sung đối tượng xã an toàn khu, vùng an toàn khu, ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, đối với các di tích chưa được xếp hạng, để kịp thời phát hiện, bảo tồn di tích, Chương trình đã quy định nội dung về tổng kiểm kê quốc gia về di sản văn hóa vật thể tại Nội dung thành phần số 4.

Việc triển khai thực hiện Chương trình cần quán triệt tinh thần đầu tư có mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm, các di tích, di sản đưa vào Chương trình phải là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa do UNESCO công nhận… Chương trình này không thay thế các kế hoạch, chương trình đầu tư thường xuyên, theo kế hoạch trung hạn của địa phương.

Ngoài các nội dung nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, các đại biểu Quốc hội đã góp ý một số vấn đề cụ thể khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghiên cứu, tiếp thu và thể hiện cụ thể trong dự thảo Nghị quyết.

 Advertisement 

Theo Nghị quyết vừa được thông qua, mục tiêu cụ thể của Chương trình đến năm 2030 đạt 09 nhóm mục tiêu cụ thể sau: (1) Hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người, hệ giá trị gia đình Việt Nam được triển khai thực hiện trên cả nước thông qua các bộ quy tắc ứng xử; (2) Phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 03 loại hình thiết chế văn hóa cấp tỉnh (Trung tâm Văn hóa hoặc Trung tâm Văn hóa – Thể thao, Bảo tàng, Thư viện); 80% các đơn vị hành chính cấp huyện có Trung tâm Văn hóa – Thể thao đạt chuẩn; đảm bảo vận hành hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở cấp xã, thôn; (3) Phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 95% di tích quốc gia đặc biệt (khoảng 120 di tích) và 70% di tích quốc gia (khoảng 2.500 di tích); (4) Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP của cả nước; (5) Phấn đấu 100% đơn vị hoạt động văn hóa, nghệ thuật được tin học hóa, chuyển đổi số, ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; (6) Phấn đấu 100% học sinh, học viên, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiếp cận, tham gia các hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa; (7) 90% văn nghệ sỹ tài năng, công chức, viên chức thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn; (8) Các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật, điện ảnh, lý luận phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc, chất lượng cao được hỗ trợ sáng tác, công bố, phổ biến; (9) Hằng năm, có ít nhất 05 sự kiện quốc tế lớn về văn hóa, nghệ thuật tại nước ngoài có sự tham gia chính thức của Việt Nam.

Đến năm 2035 đạt 09 nhóm mục tiêu cụ thể sau: (1) Phấn đấu 100% các địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, hệ giá trị gia đình thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã và hỗ trợ thực hiện có hiệu quả; (2) 100% thư viện trong mạng lưới thư viện đáp ứng điều kiện thành lập và bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định của Luật Thư viện; (3) Phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và ít nhất 80% di tích quốc gia; (4) Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước; (5) Hoàn thiện Thư viện số quốc gia, xây dựng thư viện thông minh, mở rộng kết nối, tích hợp dữ liệu với các thư viện trong mạng lưới thư viện Việt Nam và quốc tế; (6) 85% cơ sở giáo dục trên toàn quốc có đủ hệ thống phòng học cho các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật, Nghệ thuật; (7) 100% văn nghệ sỹ tài năng, công chức, viên chức thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật được tiếp cận, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn; (8) Hằng năm, có từ 10 – 15 tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật tầm quốc gia về lịch sử dân tộc, lịch sử đấu tranh cách mạng và công cuộc đổi mới của đất nước; (9) Hằng năm, có ít nhất 06 sự kiện quốc tế lớn về văn hóa, nghệ thuật tại nước ngoài có sự tham gia chính thức của Việt Nam.

 Advertisement 

Thế Công – Xuân Trường

 Advertisement 

Có Thể Bạn Quan Tâm

Nhịp Sống 365 – Ngày 6/12, UBND tỉnh Bình Phước đã tổ chức hội nghị tôn vinh các tập thể và cá nhân tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ghi nhận những đóng góp nổi bật trong giai đoạn 2021-2023. Sự kiện lần đầu tiên diễn ra này [...]

Nhịp Sống 365 – Giải đấu có sự tham gia của trên 2.500 quan chức, huấn luyện viên, vận động viên đến từ 29 quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc châu Á và ngoài châu Á, trong đó Đoàn Công an nhân dân Việt Nam có 70 vận động viên tham gia tranh tài. Tối [...]

Nhịp Sống 365 – Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Nagasaki, Nhật Bản, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã tới đặt vòng hoa tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử Nagasaki tại Công viên [...]

Nhịp Sống 365 – Sáng 6/12, Lễ trao giải ảnh “Khoảnh khắc Báo chí” 2024 do Hội Nhà báo Việt Nam chỉ đạo, Báo Nhà báo và Công luận tổ chức chính thức diễn ra tại Hà Nội. Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng [...]

Nhịp Sống 365 – Sáng 6/12, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp ông Ni Zhen, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn xây dựng năng lượng Trung Quốc (CEEC/Energy China). Energy China là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc và nhiều [...]

Nhịp Sống 365 – Đại hội Thi đua yêu nước Bộ VHTTDL lần thứ IV năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 8.2025 tại Hà Nội nhằm đánh giá kết quả của các phong trào thi đua yêu nước từ sau Đại hội Thi đua yêu nước Bộ VHTTDL lần thứ III. Đại [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 5/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp Thường trực Chính phủ với Bộ Giao thông vận tải, UBND TP. Hà Nội, TPHCM và các [...]

Nhịp Sống 365 – Trong 2 ngày 4 và 5/12, Bộ VHTTDL tổ chức Tọa đàm về công tác cải cách hành chính và tập huấn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính năm 2024 tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông chủ trì Tọa đàm. [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 5/12 tại TP. Đồng Hới, đoàn đại biểu biên giới hai tỉnh Quảng Bình và Savannakhet (Lào) tổ chức hội đàm, ký kết biên bản hợp tác về công tác biên giới. Tại buổi hội đàm, trưởng đoàn hai bên đã thông tin về tình hình kinh tế-xã hội của [...]

Nhịp Sống 365 – Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, sáng 4/12, tại thủ đô Tokyo, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. Báo cáo với Chủ [...]

Nhịp Sống 365 – Sáng 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 4/12, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá, nhằm thông báo về kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, cũng như lắng nghe, giải đáp kiến nghị của [...]

Nhịp Sống 365 – Trong bối cảnh công nghệ 4.0 và hội nhập quốc tế, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19 diễn ra, hoạt động lưu trữ và xây dựng trung tâm thư viện tài liệu số là sự tất yếu để nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho người học, người [...]

Nhịp Sống 365 – Rạng sáng ngày 4/12, bầu trời vùng Yakutia thuộc Viễn Đông nước Nga rực sáng bởi một thiên thạch có tên C0WEPC5. Hiện tượng thiên văn kỳ thú này không chỉ gây ngỡ ngàng cho người dân địa phương mà còn thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà [...]

Nhịp Sống 365 – Chiều ngày 3/12/2024, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã tổ chức trọng thể Lễ công bố Quyết định công nhận đô thị Phố Lu đạt tiêu chí đô thị loại IV. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 3/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và [...]

Nhịp Sống 365 – Tối 2/12, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu long trọng tổ chức lễ Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 – 2/12/2024) với chủ đề “60 năm bản hùng ca Chiến thắng Bình Giã” tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa – [...]

Nhịp Sống 365 – Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, chiều 2/12 tại Hưng Yên, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có buổi tiếp xúc với đông đảo các cử tri trên địa bàn thành phố Hưng Yên [...]

Nhịp Sống 365 – Hôm nay, tòa phúc thẩm quyết định số phận bị cáo Trương Mỹ Lan Ngày 3-12, TAND Cấp cao tại TP HCM chính thức tuyên án bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng 47 đồng phạm. Phiên tòa nhận được sự quan tâm đặc [...]

Nhịp Sống 365 – Sáng 2/12, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các đại biểu Quốc hội, đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến các quận: [...]