Giá tiêu ngày 19/4/2025: Thị trường điều chỉnh giảm, nguồn cung trong nước vẫn khan hiếm

Nhịp Sống 365 – Sau ba phiên tăng liên tiếp, giá tiêu trong nước quay đầu giảm trong sáng nay (19/4), dao động quanh mức 155.000 – 156.000 đồng/kg. Dù giá có dấu hiệu hạ nhiệt, thị trường nội địa vẫn ghi nhận tình trạng nguồn cung hạn chế do người trồng và thương lái tiếp tục tích trữ.

Tại các tỉnh trọng điểm, giá tiêu đồng loạt giảm nhẹ. Cụ thể, Đắk Lắk và Đắk Nông cùng điều chỉnh về mức 156.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg so với hôm qua. Các tỉnh như Gia Lai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận mức thu mua phổ biến 155.000 đồng/kg, giảm từ 1.500 – 2.000 đồng/kg. Tại Đồng Nai, giá cũng về mức tương đương, giảm 1.500 đồng/kg.

Quảng Cáo

So với đầu tuần, giá tiêu hôm nay giảm từ 2.000 – 3.000 đồng/kg, chấm dứt chuỗi tăng ba phiên liên tiếp trước đó. Đây được xem là một nhịp điều chỉnh nhẹ, trong bối cảnh nguồn hàng từ các vùng trồng trọng điểm đang bước vào giai đoạn cuối vụ.

Sau ba phiên tăng liên tiếp, giá tiêu trong nước quay đầu giảm trong sáng nay (19/4), dao động quanh mức 155.000 – 156.000 đồng/kg.
Sau ba phiên tăng liên tiếp, giá tiêu trong nước quay đầu giảm trong sáng nay (19/4), dao động quanh mức 155.000 – 156.000 đồng/kg.

Trên thị trường quốc tế, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ghi nhận nhiều biến động trái chiều trong tuần. Giá tiêu đen Lampung (Indonesia) hiện ở mức 7.056 USD/tấn; tiêu đen Brazil loại ASTA 570 đạt 6.900 USD/tấn, tăng 0,72%. Tại Malaysia, tiêu đen ASTA được chào bán với mức 9.600 USD/tấn.

Ở phân khúc tiêu trắng, mặt hàng Muntok (Indonesia) có giá 9.641 USD/tấn, còn tiêu trắng Malaysia ASTA chạm mức cao 12.100 USD/tấn. Tiêu đen Việt Nam hiện được giao dịch ở mức 6.800 – 6.900 USD/tấn tùy loại (500 g/l và 550 g/l), trong khi tiêu trắng Việt Nam đứng ở mức 9.800 USD/tấn.

Quảng Cáo

IPC đánh giá, thị trường hồ tiêu toàn cầu đang phản ứng khá nhạy cảm trước biến động tỷ giá, trong đó đồng Rupee của Ấn Độ mạnh lên đã phần nào giữ giá tiêu nội địa của nước này ổn định.

Hiện tại, nông dân và thương lái Việt Nam vẫn chưa có xu hướng đẩy mạnh bán ra. Việc giá tiêu tăng mạnh trong những ngày trước đã giúp họ có thêm động lực giữ hàng, dẫn đến nguồn cung trên thị trường giảm rõ rệt.

Thêm vào đó, vụ thu hoạch hồ tiêu năm nay đang dần khép lại tại các vùng trọng điểm, tuy nhiên nhiều hộ trồng tiêu không quá phụ thuộc vào doanh thu từ mặt hàng này do đã thu lợi nhuận tốt từ các loại nông sản khác như sầu riêng và cà phê. Điều này góp phần làm cho nguồn hàng tiêu trở nên khan hiếm hơn.

Tại Hội nghị đối tác công – tư ngành hồ tiêu diễn ra gần đây, Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) thông tin về những rào cản mới trong hoạt động xuất khẩu. Cụ thể, Mỹ đã bắt đầu áp thuế nhập khẩu 10% đối với hồ tiêu, khiến nhiều nhà nhập khẩu tại thị trường này tạm ngừng mua vào để đánh giá lại chiến lược nhập hàng.

Sự điều chỉnh chính sách thuế từ phía Mỹ đang tạo ra áp lực lớn cho hồ tiêu Việt Nam, đặc biệt khi phải cạnh tranh trực tiếp với tiêu Brazil và Indonesia – những quốc gia có mức thuế đối ứng thấp hơn. Để thích ứng, doanh nghiệp Việt Nam được khuyến nghị cần mở rộng mạng lưới khách hàng sang các thị trường tiềm năng khác như châu Âu, Trung Đông và các nước châu Á.

Thanh Huế

Quảng Cáo