Nhịp Sống 365 – Đại biểu Quốc hội Âu Thị Mai kỳ vọng, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 thực sự tạo được bước chuyển trong phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới, tạo đà cho sự phát triển bền vững.
Sáng 27/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 với tỷ lệ tán thành cao (89,77%). Đây là Chương trình có quy mô rất lớn được cho là sẽ tháo gỡ được điểm nghẽn về nguồn lực để phát triển văn hóa trong giai đoạn tới.
Advertisement
Giải pháp thực sự cần thiết và toàn diện để khắc phục các điểm nghẽn về nguồn lực
Theo đại biểu Âu Thị Mai- Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang những năm qua, việc đầu tư cho phát triển văn hóa còn hạn hẹp, chưa xứng tầm, chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả.
Advertisement
Năm 2019, báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cũng đã thừa nhận rằng mức chi cho văn hóa mới chỉ dừng lại ở 1,71% chi thường xuyên, thấp hơn so với yêu cầu là 1,8% đã được đưa ra từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 (Ban chấp hành Trung ương Khóa VIII) từ năm 1998.
“Rõ ràng, với tỷ lệ ngân sách dành cho văn hóa trong tổng chi ngân sách nhà nước luôn ở mức thấp như vậy, chúng ta không thể có được đầu tư bài bản, đồng bộ về cơ sở vật chất, bảo tồn tối đa các di sản văn hóa hay hỗ trợ các hoạt động nghệ thuật sáng tạo, thu hút cán bộ giỏi cho lĩnh vực này”, đại biểu nói.
Advertisement
Theo đại biểu Âu Thị Mai, tại nhiều địa phương, văn hóa vẫn là lĩnh vực xếp cuối cùng trong danh sách đầu tư và xếp đầu tiên trong danh sách cắt giảm ngân sách. Điều này cho thấy nhận thức ở các cấp đối với lĩnh vực quan trọng này vẫn còn chưa đầy đủ, sâu sắc. Việc bố trí cán bộ trong lĩnh vực văn hóa cũng chưa phù hợp. Vẫn còn tình trạng cán bộ văn hóa phải kiêm nhiệm nhiều việc hay việc bố trí cán bộ làm văn hóa chưa được đào tạo bài bản, thiếu kinh nghiệm về quản lý văn hóa… Điểm nghẽn về nguồn nhân lực cũng là bài toán mà chúng ta phải xử lý.
“Mặc dù văn hóa là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, là động lực nội sinh, nền tảng tinh thần của xã hội, nhưng những năm qua, nguồn lực dành cho lĩnh vực văn hóa cả ở con người, tài chính và cơ sở vật chất đều không đảm bảo theo quy định và đúng như kỳ vọng. Qua thực tiễn ở địa phương, tôi nhận thấy rất rõ nhu cầu về việc tăng cường các nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa và con người trong giai đoạn hiện nay”, đại biểu khẳng định.
Đại biểu Âu Thị Mai cho rằng, việc Quốc hội thông qua một Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa mang tính tổng thể tại Kỳ họp này là giải pháp thực sự cần thiết và toàn diện để khắc phục các điểm nghẽn về nguồn lực mà lĩnh vực văn hóa hiện nay đang gặp phải.
Với tổng kinh phí thực hiện Chương trình rất lớn cho giai đoạn 2025-2030, gồm nguồn vốn ngân sách trung ương (63%), ngân sách địa phương (24,6%) và cả nguồn vốn xã hội hóa hợp pháp khác (12,4%), đại biểu cho rằng, nguồn lực dành cho văn hóa, thực hiện các mục tiêu đề ra sẽ được đảm bảo ổn định. Trong quá trình điều hành, Chính phủ cũng được giao cân đối ngân sách Trung ương để ưu tiên hỗ trợ thêm cho Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và có giải pháp huy động phối hợp mọi nguồn vốn hợp pháp để thực hiện.
Chủ trương đầu tư Chương trình cũng đã được Quốc hội xem xét, đánh giá một cách kỹ lưỡng để xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu và nội dung của Chương trình qua 2 kỳ họp (cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV).
“Tôi tin rằng, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này sẽ là một tin rất vui, đáp ứng kỳ vọng của đông đảo cử tri và nhân dân, nhất là đối với những người làm công tác văn hoá”, đại biểu bày tỏ.
Thực sự tạo chuyển biến trong phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam
Advertisement
Về cơ chế quản lý, điều hành, đại biểu Âu Thị Mai cho rằng cơ chế quản lý của Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa đã được thiết kế phù hợp với cơ chế quản lý của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đang thực hiện và rút kinh nghiệm từ những bài học thực tiễn mà Đoàn giám sát của Quốc hội đã chỉ ra; đảm bảo theo nguyên tắc thu hẹp đầu mối quản lý, hướng dẫn, triển khai thực hiện Chương trình; rõ ràng nhiệm vụ, không trùng lặp, chồng chéo.
Theo Nghị quyết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu trình Chính phủ (hoặc Thủ tướng Chính phủ) ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp hướng dẫn chung việc thực hiện Chương trình (không giao cho từng bộ, ngành ban hành văn bản riêng). Việc ban hành văn bản hướng dẫn chung như vậy là cần thiết, hợp lý, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.
Advertisement
Quan điểm chung của Đảng, Nhà nước là phân cấp tối đa, triệt để cho địa phương thực hiện. Do vậy trong quá trình thực hiện điều hành, Chính phủ nên chỉ đạo thực hiện đúng nguyên tắc này.
Để thực hiện thành công Chương trình, đại biểu cũng cho rằng, Chính phủ cần lưu ý phát huy tối đa những bài học kinh nghiệm đã có qua thực tiễn xây dựng và vận hành, giám sát các Chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian vừa qua để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 thực sự thiết thực, hiệu quả.
Đặc biệt, cần phải đảm bảo nguồn lực tài chính được sử dụng một cách hiệu quả và có ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm. Cùng với đó, tạo ra các cơ chế, chính sách đủ hấp dẫn để khuyến khích nguồn vốn xã hội hóa đầu tư thực hiện Chương trình. Ngành văn hóa rất cần nguồn lực tư nhân nên cần tập trung một số giải pháp để kêu gọi liên doanh, liên kết hiệu quả thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, phí, thủ tục đầu tư…
Đại biểu Âu Thị Mai kỳ vọng, khi có được một nguồn lực đầy đủ từ Chương trình, với những đầu tư mang tính trọng tâm, trọng điểm, mang tính định hướng, khơi nguồn các đầu tư xã hội cho văn hóa, chúng ta sẽ đạt các những kết quả tương xứng với mức đầu tư, sớm hoàn thành một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra: “Gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao mức sống nhân dân. Xây dựng, phát huy yếu tố văn hóa để thực sự là đột phá phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế”.
“Tôi cũng kỳ vọng, Chương trình phải thực sự tạo được bước chuyển trong phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới, khắc phục được những hạn chế, yếu kém đang còn tồn tại. Các lĩnh vực cần được hỗ trợ như công nghiệp văn hóa; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành văn hóa; phát triển văn học nghệ thuật; thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong văn hóa nghệ thuật… sẽ được gỡ khó và tạo đà phát triển thực sự bền vững”, đại biểu bày tỏ./.
Advertisement
Có Thể Bạn Quan Tâm
Nhịp Sống 365 – Sáng 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ [...]
Nhịp Sống 365 – Ngày 4/12, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá, nhằm thông báo về kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, cũng như lắng nghe, giải đáp kiến nghị của [...]
Nhịp Sống 365 – Trong bối cảnh công nghệ 4.0 và hội nhập quốc tế, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19 diễn ra, hoạt động lưu trữ và xây dựng trung tâm thư viện tài liệu số là sự tất yếu để nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho người học, người [...]
Nhịp Sống 365 – Rạng sáng ngày 4/12, bầu trời vùng Yakutia thuộc Viễn Đông nước Nga rực sáng bởi một thiên thạch có tên C0WEPC5. Hiện tượng thiên văn kỳ thú này không chỉ gây ngỡ ngàng cho người dân địa phương mà còn thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà [...]
Nhịp Sống 365 – Chiều ngày 3/12/2024, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã tổ chức trọng thể Lễ công bố Quyết định công nhận đô thị Phố Lu đạt tiêu chí đô thị loại IV. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã [...]
Nhịp Sống 365 – Ngày 3/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và [...]
Nhịp Sống 365 – Tối 2/12, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu long trọng tổ chức lễ Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 – 2/12/2024) với chủ đề “60 năm bản hùng ca Chiến thắng Bình Giã” tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa – [...]
Nhịp Sống 365 – Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, chiều 2/12 tại Hưng Yên, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có buổi tiếp xúc với đông đảo các cử tri trên địa bàn thành phố Hưng Yên [...]
Nhịp Sống 365 – Hôm nay, tòa phúc thẩm quyết định số phận bị cáo Trương Mỹ Lan Ngày 3-12, TAND Cấp cao tại TP HCM chính thức tuyên án bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng 47 đồng phạm. Phiên tòa nhận được sự quan tâm đặc [...]
Nhịp Sống 365 – Sáng 2/12, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các đại biểu Quốc hội, đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến các quận: [...]
Nhịp Sống 365 – Sau hơn một năm thi công, cầu Tam Tòa bắc qua sông Đáy, nối liền hai tỉnh Nam Định và Ninh Bình, thuộc tuyến cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng, đã chính thức được hợp long vào ngày 2/12. Cầu Tam Tòa: Điểm Nhấn [...]
Nhịp Sống 365 – Trong chuyến thăm chính thức Singapore từ ngày 1 đến 3/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc hội đàm quan trọng với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng. Hai bên tập trung thảo luận về những định hướng phát triển quan hệ Đối tác Chiến [...]
Nhịp Sống 365 – Chủ tịch nước đề nghị ngành Tòa án thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy; gắn đổi mới tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo. Sáng 2/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng [...]
Nhịp Sống 365 – Sáng ngày 2/12/2024, Thành ủy, HĐND, UBND TP. Lào Cai đã tổ chức lễ khen thưởng đột xuất cho Công an thành phố vì thành tích xuất sắc trong công tác điều tra, truy bắt đối tượng gây ra vụ cướp tài sản táo tợn trên địa bàn. Vào khoảng 20h45 [...]
Nhịp Sống 365 – Miền Tây Nam Bộ, một vùng đất nổi tiếng với văn hóa sông nước đặc sắc, lại đang đối mặt với tỷ lệ ly hôn cao nhất cả nước. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này, và đâu là giải pháp để giảm thiểu những đổ vỡ trong hôn nhân? [...]
Nhịp Sống 365 – Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa quyết định chỉ định 7 nhân sự vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng thời, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng tổ chức bầu bổ sung Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Quy trình bầu cử [...]
Nhịp Sống 365 – Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu phải khẩn trương, tích cực thực hiện tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và tiến hành cuộc cách mạng về sắp xếp, tổ chức, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, không [...]
Nhịp Sống 365 – Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, đổi mới, bứt phá, chú trọng các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có việc tổ chức triển khai nhanh chóng, kịp thời các luật, nghị quyết vừa được thông [...]
Nhịp Sống 365 – Chiều 30/11, tại Phiên Bế mạc Kỳ họp thứ 8, với 100% đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV quyết nghị: Quốc [...]
Nhịp Sống 365 – Ngày 30/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Đây là cơ hội để Huế trở thành một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên [...]