Advertisement 

Chính thức thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình MTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035

Các ĐBQH bấm nút thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035

Nhịp Sống 365 – Tiếp theo Chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, sáng 27/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 bằng hình thức biểu quyết điện tử.

Các ĐBQH bấm nút thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035
Các ĐBQH bấm nút thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035

Kết quả biểu quyết cho thấy có 430/454 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm 89,77%). Như vậy, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035.

 Advertisement 

Trước đó, trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, ngày 01/11/2024, Quốc hội đã thảo luận tại phiên họp toàn thể về Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035. Nhìn chung, các vị đại biểu Quốc hội thống nhất cao về chủ trương đầu tư, những nội dung cơ bản của Chương trình và dự thảo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư.

Về kinh phí thực hiện Chương trình,  Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu ý kiến của đại biểu và thể hiện tại điểm d khoản 4 Điều 1 dự thảo Nghị quyết. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị trong quá trình xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với các địa phương để xác định tỷ lệ đối ứng phù hợp.

 Advertisement 

Về các ý kiến thống nhất với cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện Chương trình; tuy nhiên, đề nghị tiếp tục rà soát kỹ lưỡng để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và đề nghị Chính phủ trong quá trình xây dựng, triển khai thực hiện Chương trình, cần tiếp tục rà soát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai thực hiện Chương trình hiệu quả…

Liên quan đến việc đầu tư, xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc đầu tư là phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

 Advertisement 

“Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin phép Quốc hội đưa nội dung này là một trong những cơ chế đặc thù trong thực hiện Chương trình. Ngoài ra, đề nghị Chính phủ chỉ đạo, tiếp thu ý kiến đại biểu, lựa chọn xây dựng trung tâm theo thứ tự ưu tiên; tiếp tục hoàn thiện cơ chế tổ chức, vận hành phù hợp với từng địa bàn, có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả và tránh lãng phí” – ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay.

Về ý kiến thống nhất quan điểm chung của Đảng, Nhà nước là phân cấp tối đa cho địa phương, giao cho địa phương bố trí nguồn lực phù hợp điều kiện thực tế; đồng thời đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và đề nghị Chính phủ chỉ đạo thực hiện đúng nguyên tắc này trong quá trình xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

Đối với các ý kiến đề nghị bổ sung một số chỉ tiêu, nội dung nhiệm vụ cụ thể cho đối tượng đặc thù là người lao động, công nhân, người dân tộc thiểu số di cư đang làm việc tại khu công nghiệp, khu chế xuất…, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và đề nghị Chính phủ chỉ đạo tiếp tục rà soát, lưu ý các đối tượng đặc thù nêu trên trong quá trình xây dựng, hoàn thiện nội dung thành phần trong Báo cáo nghiên cứu khả thi, bảo đảm tránh trùng lặp với các chương trình mục tiêu quốc gia đang triển khai và đáp ứng nhu cầu bảo tồn văn hóa, sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số…

Về các ý kiến còn băn khoăn, đề nghị điều chỉnh, bổ sung một số chỉ tiêu, nhiệm vụ trong các nội dung thành phần của Chương trình; đề xuất một số giải pháp để thực hiện hiệu quả nội dung thành phần, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, đề nghị Chính phủ nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội trong quá trình xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi, chịu trách nhiệm về việc cụ thể hóa, triển khai thực hiện Chương trình theo các nguyên tắc, nội dung được Quốc hội thông qua.

Về ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng thụ hưởng Chương trình là các di tích ở địa phương chưa được xếp hạng để kịp thời phát hiện, bảo tồn và phát huy các di tích, di sản đang lưu hành trong dân gian; bổ sung đối tượng xã an toàn khu, vùng an toàn khu, ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, đối với các di tích chưa được xếp hạng, để kịp thời phát hiện, bảo tồn di tích, Chương trình đã quy định nội dung về tổng kiểm kê quốc gia về di sản văn hóa vật thể tại Nội dung thành phần số 4.

Việc triển khai thực hiện Chương trình cần quán triệt tinh thần đầu tư có mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm, các di tích, di sản đưa vào Chương trình phải là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa do UNESCO công nhận… Chương trình này không thay thế các kế hoạch, chương trình đầu tư thường xuyên, theo kế hoạch trung hạn của địa phương.

Ngoài các nội dung nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, các đại biểu Quốc hội đã góp ý một số vấn đề cụ thể khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghiên cứu, tiếp thu và thể hiện cụ thể trong dự thảo Nghị quyết.

 Advertisement 

Theo Nghị quyết vừa được thông qua, mục tiêu cụ thể của Chương trình đến năm 2030 đạt 09 nhóm mục tiêu cụ thể sau: (1) Hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người, hệ giá trị gia đình Việt Nam được triển khai thực hiện trên cả nước thông qua các bộ quy tắc ứng xử; (2) Phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 03 loại hình thiết chế văn hóa cấp tỉnh (Trung tâm Văn hóa hoặc Trung tâm Văn hóa – Thể thao, Bảo tàng, Thư viện); 80% các đơn vị hành chính cấp huyện có Trung tâm Văn hóa – Thể thao đạt chuẩn; đảm bảo vận hành hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở cấp xã, thôn; (3) Phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 95% di tích quốc gia đặc biệt (khoảng 120 di tích) và 70% di tích quốc gia (khoảng 2.500 di tích); (4) Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP của cả nước; (5) Phấn đấu 100% đơn vị hoạt động văn hóa, nghệ thuật được tin học hóa, chuyển đổi số, ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; (6) Phấn đấu 100% học sinh, học viên, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiếp cận, tham gia các hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa; (7) 90% văn nghệ sỹ tài năng, công chức, viên chức thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn; (8) Các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật, điện ảnh, lý luận phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc, chất lượng cao được hỗ trợ sáng tác, công bố, phổ biến; (9) Hằng năm, có ít nhất 05 sự kiện quốc tế lớn về văn hóa, nghệ thuật tại nước ngoài có sự tham gia chính thức của Việt Nam.

Đến năm 2035 đạt 09 nhóm mục tiêu cụ thể sau: (1) Phấn đấu 100% các địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, hệ giá trị gia đình thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã và hỗ trợ thực hiện có hiệu quả; (2) 100% thư viện trong mạng lưới thư viện đáp ứng điều kiện thành lập và bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định của Luật Thư viện; (3) Phấn đấu hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo 100% di tích quốc gia đặc biệt và ít nhất 80% di tích quốc gia; (4) Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% GDP của cả nước; (5) Hoàn thiện Thư viện số quốc gia, xây dựng thư viện thông minh, mở rộng kết nối, tích hợp dữ liệu với các thư viện trong mạng lưới thư viện Việt Nam và quốc tế; (6) 85% cơ sở giáo dục trên toàn quốc có đủ hệ thống phòng học cho các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật, Nghệ thuật; (7) 100% văn nghệ sỹ tài năng, công chức, viên chức thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật được tiếp cận, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn; (8) Hằng năm, có từ 10 – 15 tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật tầm quốc gia về lịch sử dân tộc, lịch sử đấu tranh cách mạng và công cuộc đổi mới của đất nước; (9) Hằng năm, có ít nhất 06 sự kiện quốc tế lớn về văn hóa, nghệ thuật tại nước ngoài có sự tham gia chính thức của Việt Nam.

 Advertisement 

Thế Công – Xuân Trường

 Advertisement 

Có Thể Bạn Quan Tâm

Nhịp Sống 365 – Sáng 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để nghe báo cáo kết quả công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của TP năm 2024 và kế hoạch [...]

Nhịp Sống 365 – Với 446/455 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Chiều 27/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, [...]

Nhịp Sống 365 – UBND tỉnh Lào Cai vừa phê duyệt Đề án “Nghiên cứu, sưu tầm tài liệu và hiện vật bổ sung trưng bày Bảo tàng tỉnh” theo Quyết định số 3079/QĐ-UBND, hướng tới xây dựng một điểm nhấn văn hóa đặc sắc, đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách [...]

Nhịp Sống 365 – Mưa lớn khiến mái taluy dương tại tuyến cao tốc La Sơn – Túy Loan đoạn qua huyện Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên Huế) bị sạt trượt. Tối 25/11, lãnh đạo UBND huyện Nam Đông thông tin, đang phối hợp tổ chức lực lượng chốt chặn không cho phương tiện lưu [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 26/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024; Báo cáo [...]

Nhịp Sống 365 – Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, ngày 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024; công tác của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, của Tòa án nhân dân năm 2024; công tác [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 26/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội nghe Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 và Báo cáo thẩm tra về nội dung này. [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 26/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội nghe Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 và Báo cáo thẩm tra về nội dung này. [...]

Nhịp Sống 365  – Ngày 26/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Lào Cai tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận, đồng thời quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024-2029. Hội nghị [...]

Nhịp Sống 365 – Trước tình hình mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ tại khu vực Trung Bộ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 120/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa [...]

Nhịp Sống 365 – Trong thời gian qua, huyện Bảo Yên đã đạt được những thành tựu nổi bật trong việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhờ sự chỉ đạo sát sao của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp và sự đồng lòng của Nhân dân. Ủy ban [...]

Nhịp Sống 365 – Trạm dừng nghỉ cao tốc Quy Nhơn – Chí Thạnh được xây tại lý trình Km41+500 (thuộc xã Xuân Lâm, TX. Sông Cầu, Phú Yên), tổng vốn đầu tư hơn 310 tỷ đồng. Ban Quản lý Dự án 85 (Bộ GTVT) đang tiến hành đấu thầu rộng rãi để tìm nhà [...]

Nhịp Sống 365 – Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2024 trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 7. Tại phiên thảo luận hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ thống nhất [...]

Nhịp Sống 365 – Sáng nay, 25/11, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế đã có thông báo khẩn về việc cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học do mưa lớn, nước lũ trên các sông dâng cao. Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, theo thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, [...]

Nhịp Sống 365 – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, muốn chạy nhanh, chạy xa, muốn đi trước đón đầu phải đi bằng công nghệ mới, trong đó cần có ưu đãi cho lĩnh vực chip bán dẫn. Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 23/11, các đại biểu Quốc [...]

Nhịp Sống 365 – Tại phiên họp chiều nay, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh, đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Với 413/422 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Luật được thông qua với tỷ lệ đồng thuận [...]

Nhịp Sống 365 – Tối ngày 23/11, tại Đại học Duy Tân (Đà Nẵng), đã diễn ra lễ trao giải Cuộc thi Hùng biện Tiếng Trung Toàn quốc năm 2024. Sự kiện thu hút sự tham gia của 32 thí sinh xuất sắc đến từ 17 tỉnh, thành phố trên cả nước. Lào Cai ghi [...]

Nhịp Sống 365 – Sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học Quốc gia Malaya (Malaysia). Nói chuyện thân mật với đông đảo các Giáo sư, giảng viên, các bạn sinh viên, Tổng Bí thư Tô Lâm bày [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 22/11/2024, tại thành phố Lào Cai, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tổ chức hội nghị tập huấn về công tác tuyên truyền trong khuôn khổ Đề án Phát triển và nâng cao [...]

Nhịp Sống 365 – Sáng ngày 21/11/2024, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức buổi làm việc với Quỹ Tấm lòng Việt – Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) nhằm rà soát tình hình triển khai các dự án tái thiết khu dân cư tại thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên) và [...]