Nhịp Sống 365 – Thủ đô Hà Nội, với bề dày lịch sử hàng nghìn năm văn hiến, cảnh quan tự nhiên và vị trí địa lý chiến lược cũng như hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất hiện đại, là tiềm năng lớn để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong bối cảnh mới.\
Tiềm năng lớn cho phát triển du lịch Thủ đô
Chia sẻ những nhận định và đánh giá về tiềm năng phát triển du lịch Thủ đô trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho rằng, hiện nay Hà Nội có nhiều cơ hội mới trong phát triển du lịch. Các điều kiện về vị trí địa lý là lợi thế để Thủ đô Hà Nội phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, đóng vai trò đầu mối, trung tâm du lịch kết nối cả nước và với khu vực, quốc tế.
Advertisement
Hà Nội nằm ở phía Tây Bắc của vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh trong vùng. Là nơi tiếp giáp giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng trung du miền núi phía Bắc nên Hà Nội có nhiều lợi thế trong giao thương với các tỉnh trong vùng và cả nước. Đồng thời, Thủ đô Hà Nội cũng nằm trên trục 4 hành lang kinh tế, trong đó có 2 hành lang quốc tế kết nối với các tỉnh của Trung Quốc – thị trường khách du lịch lớn nhất của Việt Nam.
Về tài nguyên du lịch, Hà Nội có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng và phong phú với hệ thống sông, hồ, đồi núi, các khu sinh thái, vườn quốc gia Ba Vì, khu du lịch Hương Sơn, hồ Quan Sơn – hồ Tuy Lai, hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm… Các giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật trên là tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao.
Advertisement
Bên cạnh đó, Hà Nội còn có hệ thống di sản văn hóa – lịch sử đặc sắc, bao gồm gần 6.000 di tích, trong đó có di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long và nhiều di tích cấp quốc gia như Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột và các khu phố cổ; kiến trúc của Hà Nội mang đậm dấu ấn của lịch sử lâu dài, gắn với cuộc sống sinh hoạt người dân, văn hoá, tín ngưỡng tôn giáo.
Hà Nội cũng được mệnh danh là thủ đô của chùa chiền, thủ đô của các làng nghề truyền thống-là lợi thế quan trọng để phát triển du lịch văn hóa. Các giá trị văn hoá phi vật thể, lễ hội, ẩm thực đa dạng và đặc sắc cũng là những giá trị tài nguyên du lịch quý giá để khai thác các loại hình du lịch văn hóa.
Advertisement
Không những vậy, Thủ đô Hà Nội còn có hệ thống giao thông đa dạng và phát triển, gồm đường bộ, sắt, thủy và cảng hàng không quốc tế Nội Bài kết nối với các địa phương của vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô, các tỉnh phía Bắc, cả nước và quốc tế. Hế thống cơ sở lưu trú của Hà Nội cũng đứng đầu cả nước với nhiều khách sạn từ cao cấp đến bình dân, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách du lịch.
Du lịch Thủ đô đang phát triển đúng định hướng
Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Nguyễn Anh Tuấn, giai đoạn 2011-2019 ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng về lượng khách du lịch đến Hà Nội. Tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 10%/năm, trong đó khách quốc tế đạt 17,9%/năm, tương đương 1 triệu khách quốc tế tăng thêm sau mỗi năm.
Giai đoạn 2020-2021, du lịch Hà Nội chịu tác động mạnh mẽ của đại dịch COVID-19, năm 2021, lượng khách đến Hà Nội chỉ khoảng 4,0 triệu lượt.
Năm 2023, ngành du lịch Thủ đô chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ, lượng khách đạt 24 triệu lượt, tăng 9,1% so với kế hoạch, tương đương 83% kết quả năm 2019, sự phục hồi và tăng trưởng này là minh chứng về sức hấp dẫn của du lịch Hà Nội.
So sánh trong khu vực động lực phát triển du lịch, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm số lượt khách quốc tế của Hà Nội (17,9%) cao hơn đáng kể so với Hải Phòng (6%), Ninh Bình (4%), Quảng Ninh (12%) và cao hơn mức tăng trung bình của vùng ĐBSH (14,5%) và cả nước (14,7%).
So sánh với một số trung tâm du lịch khác của Việt Nam, tốc độ tăng của Hà Nội thấp hơn Đà Nẵng (26,6%), Khánh Hòa (29,9%) nhưng cao hơn TPHCM (11,9%), Cần Thơ (13,1%). Trong cả nước, tổng lượng khách quốc tế đến Hà Nội xếp thứ 2, chỉ sau TPHCM.
So sánh với một số Thủ đô và thành phố có trình độ phát triển, quy mô tương đương, cho thấy Hà Nội ở nhóm giữa trong khả năng thu hút khách quốc tế với 7,025 triệu lượt khách vào năm 2019, Hà Nội đón được nhiều khách quốc tế hơn Jakarta (2,84 triệu lượt), Manila (1,95 triệu lượt) nhưng kém so với Seoul (9,5 triệu), Đài Bắc (11,1 triệu), Kuala Lumpur (13,86 triệu) và đặc biệt là Bangkok 22,8 triệu lượt.
Advertisement
Đánh giá về những điểm mạnh của ngành du lịch trong giai đoạn hiện tại, TS. Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, du lịch Thủ đô đã và đang phát triển theo đúng định hướng, tốc độ phát triển tương đối nhanh, thị trường khách ngày càng được mở rộng, hệ thống sản phẩm du lịch tương đối đa dạng. Hà Nội đã khẳng định được vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch của miền Bắc và cả nước.
Hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ngày càng được quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch.
Advertisement
Hà Nội xây dựng nhiều sản phẩm du lịch mới
Hiện nay, các sản phẩm du lịch của Hà Nội chủ yếu tập trung phát triển ở khu vực 4 quận nội thành, cùng các khu vực Ba Vì-Sơn Tây, khu vực Mê Linh – Sóc Sơn và khu vực Hương Sơn – Mỹ Đức với các chủ đề về du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch lễ hội; du lịch dựa vào thiên nhiên và nông nghiệp; du lịch vui chơi giải trí; du lịch golf; du lịch mua sắm; du lịch MICE.
Thời gian qua, để đáp ứng các xu hướng mới, ngành du lịch Thủ đô đã và đang phát triển các nhóm sản phẩm du lịch mới phục vụ đa dạng nhu cầu của từng nhóm khách du lịch như: Du lịch đêm gồm các tour du lịch đặc sắc như Chương trình biểu diễn thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ”, tour tham quan Hỏa Lò về đêm, các không gian đi bộ, tour “Giải mã Hoàng thành Thăng Long”, đêm Văn Miếu-Quốc Tử Giám “Tinh hoa đạo học”…; Sản phẩm du lịch thể thao gồm tour khám phá Hà Nội bằng xe đạp “VGreen bike tour”, các tour leo núi, chạy bộ tại khu vực huyện Sóc Sơn…
Ngoài ra, còn một số các sản phẩm khác như du lịch cộng đồng kết hợp sinh thái, trải nghiệm tại huyện Ba Vì; du lịch golf kết hợp du lịch văn hóa tại Sơn Tây…
Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, du lịch Thủ đô ngày càng khẳng định vai trò của một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hình ảnh của Thủ đô được quảng bá rộng rãi đến thế giới.
Bên cạnh những thế mạnh này, Viện trưởng Viện nghiên cứu du lịch cũng cho rằng, du lịch Hà Nội còn có những mặt hạn chế. Cụ thể, hệ thống tài nguyên du lịch chưa được khai thác, phát huy hiệu quả, nhiều tài nguyên du lịch có giá trị đã được quy hoạch nhưng chưa thu hút được đầu tư để tạo thành sản phẩm du lịch.
Chất lượng sản phẩm du lịch chưa đồng đều, chưa đa dạng, thiếu tính sáng tạo, thiếu những sản phẩm du lịch cốt lõi, chủ lực mang đậm bản sắc của Hà Nội. Hà Nội còn thiếu các khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng có quy mô lớn, chất lượng cao và đẳng cấp đủ sức hấp dẫn để kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách.
Quy mô doanh nghiệp du lịch còn nhỏ, sức cạnh tranh yếu, chưa hình thành được doanh nghiệp du lịch mạnh có thương hiệu tầm cỡ quốc tế. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ du lịch chưa đồng bộ, phân bổ phân tán, thiếu về số lượng, chất lượng không đồng đều, thiếu cơ sở lưu trú có chất lượng cao (4-5 sao).
Hà Nội chưa có sự phối hợp, gắn kết giữa công tác quảng bá xúc tiến với công tác marketing của doanh nghiệp, chưa theo kịp các xu hướng của thị trường; chưa xây dựng được các sự kiện văn hóa-du lịch có tính chất thường niên, có quy mô lớn mang đậm dấu ấn của Thủ đô…Những hạn chế trên đã phần nào làm giảm sức cạnh tranh của du lịch Hà Nội so với các đối thủ cạnh tranh trong nước, trong khu vực và quốc tế.
Do đó, TS. Nguyễn Anh Tuấn nêu ý kiến, cần có những định hướng, giải pháp cụ thể trong thời gian tới phù hợp với tình hình thực tế và xu thế phát triển du lịch hiện nay để đưa du lịch Thủ đô phát triển thực sự xứng tầm với tiềm năng vị thế thời gian tới
Minh Anh
Advertisement
Có Thể Bạn Quan Tâm
Nhịp Sống 365 – Thảo nguyên Suôi Thầu, tọa lạc tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, mang một vẻ đẹp hoang sơ, bình yên khiến bất kỳ ai cũng phải say mê. Thảo nguyên Suôi Thầu nằm cách thị trấn Cốc Pài khoảng 5km và có độ cao hơn 1.200m so với mực nước [...]
Nhịp Sống 365 – Chỉ cách Hà Nội khoảng 2 giờ lái xe, Quảng Ninh là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn trải nghiệm những hoạt động thú vị và độc đáo trong mùa thu đông. Tỉnh này đang thu hút du khách với nhiều chương trình hấp dẫn, đặc biệt là trong [...]
Nhịp Sống 365 – Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng – Mừng Xuân Ất Tỵ”. Ngày 20/11, Sở VHTTDL tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt [...]
Nhịp Sống 365 – Bali, một trong những điểm đến nổi tiếng của Indonesia, đang phải đối mặt với tình trạng quá tải du khách, gây lo ngại cho người dân địa phương về tác động tiêu cực đến môi trường và đời sống xã hội. Dù du lịch là nguồn thu lớn, nhiều người [...]
Nhịp Sống 365 – Đại biểu Trần Thị Thu Hằng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông, bày tỏ hy vọng rằng trong thời gian tới, các chính sách hỗ trợ nghệ nhân sẽ được triển khai mạnh mẽ hơn. Đặc biệt là cơ chế kết nối và giao lưu giữa các nghệ nhân [...]
Nhịp Sống 365 – Sáng 19/11, tại Hà Nội, Trường Cán bộ quản lý Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất và Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982- 20/11/2024). Tham dự buổi lễ có Ủy [...]
Nhịp Sống 365 – Với những tiềm năng tài nguyên tự nhiên và văn hóa đa dạng, phong phú, du lịch Hòa Bình có đầy đủ điều kiện để “cất cánh”, mở ra nhiều cơ hội để thu hút đông đảo khách trong nước, quốc tế đến trải nghiệm, khám phá. Tiềm năng “vàng” phát [...]
Nhịp Sống 365 – Theo thông tin từ trang SCMP, trong chuyến thăm thủ đô Hà Nội, tác giả Erika Na đã có những trải nghiệm thú vị khi khám phá các bảo tàng và địa danh nổi tiếng tại đây, giúp du khách hiểu rõ hơn về lịch sử và văn hóa của Việt [...]
Nhịp Sống 365 – Ngày 18/11, tại khu Dù, xã Xuân Sơn, UBND huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức lễ công bố và trao Quyết định công nhận nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường ở xã Kim Thượng và xã Xuân Đài là Di sản văn hóa phi [...]
Nhịp Sống 365 – Sáng 19/11, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng tổ chức họp báo, chính thức công bố Lễ hội Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025 (Danang X’mas – New Year Festival 2025) hứa hẹn mang đến một bầu không khí rộn ràng cho thành phố biển trong dịp [...]
Nhịp Sống 365 – Người ta gọi Fansipan là điểm đến đời người, là điểm phải đến nhiều lần trong đời, bởi mỗi lần tới “đỉnh thiêng” – nơi mà con người, thần thoại và núi non cùng tồn tại, du khách sẽ lại thấy một cảm xúc khác, một trải nghiệm khác. Việt Nam [...]
Nhịp Sống 365 – Thừa Thiên Huế, nổi bật với di sản văn hóa đặc sắc, đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm đến lý tưởng cho du lịch chăm sóc sức khỏe. Nhằm phát triển và quảng bá mạnh mẽ các sản phẩm, dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe, tỉnh [...]
Nhịp Sống 365 – Mùa đông đang đến gần và không khí lễ hội tại TP.HCM đang sôi động hơn bao giờ hết với sự kiện đặc biệt 8WONDER Winter Festival. Được tổ chức tại đại đô thị Vinhomes Grand Park từ ngày 6/12, sự kiện hứa hẹn mang đến cho du khách những trải [...]
Nhịp Sống 365 – Sở Du lịch Hà Nội cho biết, trong những tháng cuối năm 2024, ngành du lịch thành phố sẽ tập trung xây dựng mô hình thí điểm phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội [...]
Nhịp Sống 365 – Sri Lanka đang chào đón các du khách đến khám phá, trải nghiệm thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, di sản, ẩm thực và Phật giáo tại đất nước thú vị này; đặc biệt mong muốn du khách Việt Nam coi Sri Lanka là điểm đến tiếp theo trong bản đồ [...]
Nhịp Sống 365 – Phú Quốc, đảo ngọc nổi tiếng với những bãi biển tuyệt đẹp và không khí trong lành, luôn là điểm đến hấp dẫn cho du khách. Mỗi mùa, Phú Quốc lại có những đặc sản riêng, và vào thời điểm này, cá trích chính là món quà mà thiên nhiên ban [...]
Nhịp Sống 365 – Hà Giang, vùng đất phía Bắc Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá các đặc sản độc đáo của vùng cao. Nếu bạn đang có kế hoạch du lịch Hà Giang [...]
Nhịp Sống 365 – Tối 17-11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khép lại sau 9 ngày liên tục đón tiếp gần 300.000 người dân và du khách. Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 được mở rộng với hơn 110 hoạt động thuộc 12 lĩnh vực [...]
Nhịp Sống 365 – Du khách khi tới thành phố Đà Nẵng tham quan du lịch thì nên thử cảm giác bay dù lượn tại bán đảo Sơn Trà để được ngắm nhìn toàn cảnh thành phố đẹp như một bức tranh. Dù lượn đã trở thành một sản phẩm đặc trưng của bán đảo [...]
Nhịp Sống 365 – Được ví như viên ngọc Đông Nam Á, Việt Nam là điểm đến nổi tiếng dành cho những du khách quốc tế muốn ghé thăm và lưu trú dài ngày. Với nền ẩm thực đa dạng được đánh giá cao trên thế giới và chi phí sinh hoạt phải chăng, đây [...]