Advertisement 

Lâm Đồng: Chuyển đổi số giúp thư viện “tiếp cận gần hơn” với bạn đọc

Bạn đọc quét mã QR đọc sách.

Nhịp Sống 365 – Thư viện tỉnh Lâm Đồng đã chú trọng đến công tác bổ sung tài liệu số, và tạo ra các sản phẩm thông tin đa dạng, phong phú để phục vụ bạn đọc.

Năm 2021 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu chung ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động các thư viện và hình thành mạng lưới hiện đại; bảo đảm cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm, sử dụng thư viện, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập.

 Advertisement 

Theo đó, tại Lâm Đồng, để đáp ứng được nhu cầu đọc tài liệu số của bạn đọc, 5 năm qua, Thư viện tỉnh đã chú trọng đến công tác bổ sung tài liệu số, và tạo ra các sản phẩm thông tin đa dạng, phong phú để phục vụ bạn đọc. Hiện, Thư viện tỉnh có hơn 27.730 tài liệu số, trong đó gồm hơn 2.600 tài liệu đa phương tiện là đĩa CD/VCD; 2.956 bản sách điện tử; 90 clip sách nói; 2.132 tài liệu địa chí Lâm Đồng; 234 clip tuyên truyền giới thiệu sách; 74 tài liệu nghề thư viện; 16 nhan đề luận án – luận văn; và hơn 19.600 tài liệu đa lĩnh vực.

Bạn đọc quét mã QR đọc sách.
Bạn đọc quét mã QR đọc sách.

Theo bà Vũ Thị Hạnh – Phó Giám đốc Thư viện tỉnh Lâm Đồng, Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với công nghệ mới đã có tác động sâu sắc đến cách thức thu thập, lưu trữ, tổ chức, truy cập, truy xuất và tiêu dùng thông tin. Trong hoạt động thư viện, xu hướng ứng dụng công nghệ mới như công nghệ RFID, công nghệ cảm biến, robot, Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, dữ liệu lớn,… trong việc tổ chức, quản lý và cung cấp nguồn tài nguyên cho người sử dụng là vô cùng cần thiết.

 Advertisement 

Về hạ tầng số, Thư viện tỉnh đã có phần mềm quản lý thư viện ILIB, phần mềm quản lý các bộ sưu tập số DSPACE, máy quét mã vạch, có đường truyền Internet tốc độ khá cao, hệ thống máy chủ, máy trạm hoạt động ổn định. Đối với nền tảng số, bên cạnh việc sử dụng Trang thông tin điện tử thư viện để quảng bá và truyền tải thông tin đến bạn đọc, thư viện còn có trang mạng xã hội để giới thiệu sách, đưa các thông tin đến với bạn đọc một cách gần gũi, thân thiện hơn.

Đặc biệt là về liên thông thư viện, khi Thư viện tỉnh Lâm Đồng đã liên kết Trang thông tin điện tử của các thư viện trong hệ thống thư viện công cộng của tỉnh, liên kết cơ sở dữ liệu đến các thư viện khác trong và ngoài nước, chia sẻ cơ sở dữ liệu, tài liệu số hóa cho các thư viện huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, tạo các liên kết, có gắn mã QR để bạn đọc có thể dễ dàng truy cập nhanh đến tài liệu.

 Advertisement 

Bà Vũ Thị Hạnh - Phó Giám đốc Thư viện tỉnh Lâm Đồng.
Bà Vũ Thị Hạnh – Phó Giám đốc Thư viện tỉnh Lâm Đồng.

“Một trong những điểm yếu của hoạt động thư viện là rời rạc, mỗi thư viện tự phục vụ bạn đọc những gì mình có, hoạt động kết nối, chia sẻ, liên thông, liên kết rất yếu và hệ thống thư viện của tỉnh Lâm Đồng cũng không ngoại lệ”, bà Hạnh thừa nhận và cho rằng: Kể từ khi Luật Thư viện ra đời, việc liên thông được quy định riêng một nội dung lớn, rồi Nghị định số 93/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Thư viện với nội dung, phương thức, cơ chế, nguyên tắc hết sức chi tiết, thì việc liên thông, liên kết cũng mới được tạo lập và duy trì trong hệ thống thư viện công cộng của tỉnh. Trên cơ sở đó, Thư viện Lâm Đồng đã gia nhập vào Trung tâm kết nối tri thức số dùng chung cùng với 98 thư viện khác trong cả nước, việc này làm tăng đáng kể lượt truy cập của bạn đọc.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, lãnh đạo Thư viện tỉnh Lâm Đồng cũng thẳng thắn chỉ ra rằng Thư viện vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn, thách thức đã ảnh hưởng lớn đến công tác chuyển đổi số và liên thông thư viện.

Cụ thể như công tác tài liệu số hóa diễn ra khá chậm, chưa thật sự đảm bảo về chất lượng. Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu của thư viện chưa được nâng cấp, còn thiếu nhiều chức năng cần thiết, chưa hiển thị tốt ở các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng; khó khăn trong công tác chia sẻ, trao đổi, liên thông, tích hợp giữa các thư viện.

Ngoài ra, kinh phí dành cho công tác số hóa tài liệu chưa có, vì vậy thư viện chưa được trang bị các thiết bị hiện đại để cấu thành 1 thư viện số; Nhân lực thư viện còn thiếu và yếu; Nhận thức về công tác chuyển đổi số thư viện trong thời gian qua tuy đã được quan tâm, chú ý, tuy nhiên chưa có sự cam kết mạnh mẽ của các cấp lãnh đạo địa phương;…

Để khắc phục những tồn tại, khó khăn nêu trên, bà Hạnh cho biết trong thời gian tới, Thư viện sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, chuyển đổi nhận thức và cách thức lãnh đạo. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số ngành thư viện thông qua phương tiện thông tin đại chúng, qua các lớp tập huấn và lồng ghép trong các hoạt động, sự kiện liên quan.

“Trong vấn đề này người đứng đầu có vai trò quyết định”, bà Hạnh nói. Đồng thời, Thư viện tỉnh sẽ chú trọng chuyển đổi số và cải thiện các quy trình trọng yếu, tập trung tận dụng những nguồn lực sẵn có bên trong, lẫn bên ngoài thư viện; Xây dựng và phát triển nền tảng số dùng chung. Nhất là đẩy mạnh phát triển tài nguyên thông tin số – “hạt nhân” của thư viện số; xây dựng các mô hình, phương pháp liên thông phù hợp; Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,…

Nhân viên kỹ thuật đang số hoá tài liệu địa chí.
Nhân viên kỹ thuật đang số hoá tài liệu địa chí.

“Nhìn chung, việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong thư viện là quá trình lâu dài, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, nhất là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, bà Hạnh chia sẻ. Để thực hiện được điều này một cách có hiệu quả thiết thực, đòi hỏi thư viện cần phải có chiến lược và phương pháp tiếp cận phù hợp mang tính tổng thể.

 Advertisement 

Việc kết hợp được những lợi thế sẵn có của thư viện và công nghệ mới đem lại, sẽ góp phần đưa hoạt động của thư viện lên tầm cao mới, đáp ứng hiệu quả và yêu cầu của người sử dụng. “Hy vọng trong thời gian tới, với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự hưởng ứng tích cực của các nhà quản lý, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm mới, Thư viện Lâm Đồng sẽ có những bước phát triển đột phá, góp phần phát triển văn hóa đọc tại địa phương”, bà Hạnh bày tỏ../.

Đ.Thảo

 Advertisement 

 Advertisement 

Có Thể Bạn Quan Tâm

Nhịp Sống 365 – Trong năm 2024, các đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai đã huy động gần 47.000 ngày công, thực hiện nhiều hoạt động dân vận để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai và phát triển kinh tế – xã hội. Để giúp người [...]

Nhịp Sống 365 –  50 tác phẩm ảnh nghệ thuật đặc sắc, khắc họa vẻ đẹp của đô thị Đà Lạt từ những góc nhìn độc đáo được giới thiệu tới công chúng. Tối 7/12, Báo Nhân dân phối hợp cùng Công ty TNHH Truyền thông Cineamic Media tổ chức Triển lãm ảnh nghệ thuật-chuyên [...]

Nhịp Sống 365 – Trước tình hình đợt rét đậm đầu tiên trong năm ảnh hưởng mạnh đến khu vực miền Bắc, tỉnh Lào Cai đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống rét nhằm bảo vệ đàn gia súc, gia cầm của người dân. Tại xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, bà [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 7/12, tại khu tái định cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, ông Nguyễn Trọng Hài, cùng đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam do ông Đỗ Chí Thanh – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dẫn [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 7/12, tại xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ TP.HCM tổ chức chương trình trao hỗ trợ sinh kế cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Trong [...]

Nhịp Sống 365 – Tối ngày 7/12, tại sân khấu chợ đêm – chợ Văn hóa Bắc Hà, huyện Bắc Hà đã tưng bừng tổ chức Hội thi trình diễn nghệ thuật khèn Hmông lần thứ ba. Đây là sự kiện nổi bật nằm trong khuôn khổ Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà “Nghiêng say [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 6/12/2024, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Văn Bàn (Lào Cai) đã phối hợp cùng huyện đoàn Xuân Trường (Nam Định) tổ chức chương trình “Đông ấm vùng cao 2024” tại xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn. Hoạt động này nằm trong chiến dịch tình nguyện mùa đông [...]

Nhịp Sống 365 – Tối ngày 6/12, tại Hải Phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng và các đơn vị có liên quan tổ chức Cuộc thi và Triển lãm tranh đồ họa các nước ASEAN lần thứ 4 – Việt Nam 2024. Cuộc thi [...]

Nhịp sống 365 – Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính đến ngày 30/11/2024, Cuộc thi Sáng tác Logo ngành Dân số đã thu hút sự tham gia của gần 300 tác giả với 315 tác phẩm dự thi từ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Cuộc thi được tổ chức với [...]

Nhịp Sống 365 – Huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, vừa đưa ra báo cáo khẩn về tình trạng sạt lở đất đá tại nhiều khu dân cư trên địa bàn xã Trà Don. Đáng chú ý, nguy cơ tại làng Tu Hon (thôn 3) đang đặt ra yêu cầu cấp bách để công [...]

Nhịp Sống 365 – Trong khuôn khổ Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nhằm giải quyết tình [...]

Nhịp Sống 365 – Trong vòng 5 năm qua, nhờ sự chú trọng triển khai các chương trình và chính sách dân tộc, kinh tế – xã hội tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi ở tỉnh Bình Thuận đã có những bước tiến đáng kể. Nhiều chỉ tiêu về [...]

Nhịp Sống 365 – Ngày 5/12, Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai phối hợp với UBND huyện Bắc Hà tổ chức chương trình truyền thông vận động với chủ đề: “Thanh thiếu niên dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai tiên phong thay đổi định kiến giới vì khát vọng phát triển”. Đây là một [...]

Nhịp Sống 365 – Sáng ngày 5/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết nhằm đánh giá kết quả triển khai mô hình bảo vệ môi trường gắn với phong trào “Gia đình 5 có, 3 sạch”. Chương trình diễn ra cũng là dịp để chia sẻ các sáng [...]

Nhịp Sống 365 – Thủ Dầu Một đang chuyển mình mạnh mẽ với những sáng kiến đột phá trong công cuộc xây dựng đô thị xanh, sạch, đẹp. Tiêu biểu là phong trào “Phụ nữ Đất Thủ hành động 4T,” hướng đến mục tiêu phủ xanh thành phố, tạo nền tảng cho một môi trường [...]

Nhịp Sống 365 – Hàng trăm năm qua, người dân làng Bàu Trúc vẫn gìn giữ nghề làm gốm truyền thống với bí quyết nặn thủ công bằng tay, đi giật lùi độc đáo. Nghề gốm Chăm xuất hiện ở làng Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) từ cuối [...]

Nhịp Sống 365 – Bắc Hà, huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của Việt Nam, đang dần thay đổi diện mạo nhờ những nỗ lực vượt bậc trong công tác giảm nghèo. Với chiến lược phát triển nông nghiệp làm mũi nhọn và sự hỗ trợ toàn diện từ chính quyền, Bắc Hà hiện [...]

Nhịp Sống 365 – Hình ảnh những chiếc ghe thuyền chở đầy ắp các loại hoa đến từ khắp các vùng miền cùng khoe sắc trên kênh Tàu Hủ (quận 8, TP.HCM) sẽ tạo điểm nhấn chính, tái hiện sinh động khung cảnh Tết truyền thống của miền sông nước Nam Bộ ngay giữa lòng [...]

Nhịp Sống 365 – Từng là một xã vùng cao khó khăn, Tả Phời (thành phố Lào Cai) nay đã vươn mình trở thành điểm sáng trong công cuộc phát triển nông thôn mới, với những chuyển biến toàn diện về kinh tế, văn hóa và đời sống.  Advertisement   Advertisement  Những thành tựu mà Tả [...]

Nhịp Sống 365 – Nhờ sự nỗ lực không ngừng trong công tác tuyên truyền và vận động, đời sống của trẻ em và phụ nữ ở vùng cao Tả Ngài Chồ, huyện Mường Khương, đang ngày càng được cải thiện. Hành trình nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho trẻ em Sáng [...]