Advertisement 

Bảo tồn và phát triển di sản Phở Hà Nội

pho 17325470977571268850020

Nhịp Sống 365 – Ngày 9/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 2328/QĐ-BVHTTDL ghi danh món ăn “Phở Hà Nội” vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. Việc “Phở Hà Nội” chính thức được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự ghi nhận về giá trị lịch sử và văn hóa, mà còn mở ra cơ hội bảo tồn và phát triển bền vững tinh hoa ẩm thực truyền thống của Thủ đô.

Phở Hà Nội- biểu tượng về ẩm thực Thủ đô

Phở Hà Nội xuất hiện từ đầu thế kỷ XIX và nhanh chóng trở thành một biểu tượng của ẩm thực Thủ đô. Phở đặc trưng truyền thống ở Hà Nội là phở nước mà chủ yếu là phở bò và phở gà. Đây là món ăn giàu dinh dưỡng, phù hợp với mọi lứa tuổi và đối tượng. Một bát phở truyền thống Hà Nội hội tụ đầy đủ sự tinh tế: sợi bánh phở làm từ gạo tẻ, thịt (thịt bò đối với phở bò và thịt gà đối với phở gà) chan nước dùng thơm ngọt ninh từ xương (xương bò ninh nước dùng cho phở bò; xương gà, lợn với phở gà) kết hợp các gia vị đặc trưng, thêm hành, rau mùi (có cửa hàng thêm rau húng) và ăn kèm với quẩy, nêm nếm dấm tỏi, tương ớt, chanh, hạt tiêu…tuỳ theo sở thích.

 Advertisement 

img1996 1732547058503605681265

Ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở VHTT Hà Nội

 Advertisement 

Không chỉ là một món ăn giàu dinh dưỡng, phở còn là một nét văn hóa kết nối con người, phản ánh tinh hoa ẩm thực Việt.

Chủ thể thực hành di sản chính là các chủ cửa hàng phở, những người giữ gìn và truyền thụ nghề qua nhiều thế hệ trong gia đình, vừa bảo tồn tri thức vừa tạo sinh kế cho cộng đồng. Cửa hàng phở là không gian để mọi người kết nối giao lưu, là nơi gặp gỡ của những người bạn chung sở thích về ẩm thực. Cùng với sự phát triển của Hà Nội, những cửa hàng phở gia truyền đã chứng kiến nhiều thế hệ giữ gìn và phát huy giá trị món ăn truyền thống này. Đơn cử, để có thương hiệu Phở Thìn Bờ Hồ như ngày nay, vào những năm 50 của thế kỷ XX, ông Bùi Chí Thìn đã khởi nghiệp với phở gánh đi bán rong quanh khu vực Bờ Hồ, vườn hoa con Cóc sau đó bán cố định tại 61 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hay Phở Ông Đào tại 33 phố Hàng Giấy, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội do ông Vũ Văn Tâm ban đầu khởi nghiệp bán phở gánh ở khu vực phố Nguyễn Thiện Thuật và Trần Nhật Duật vào những năm 50 của thế kỷ XX.

 Advertisement 

Theo thống kê, tính đến năm 2023, toàn thành phố Hà Nội có gần 700 cửa hàng phở, tập trung chủ yếu trên địa bàn các quận: Ba Đình (21 cửa hàng phở), Hoàn Kiếm (32 cửa hàng phở), Cầu Giấy (29 cửa hàng phở), Đống Đa (9 cửa hàng phở), Hai Bà Trưng (30 cửa hàng phở), Thanh Xuân (56 cửa hàng phở), Long Biên (93 cửa hàng phở). Trong đó, những thương hiệu phở gia truyền (trên 2 đời làm phở) thường chỉ chuyên bán phở bò hoặc phở gà và tập trung chủ yếu tại quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình và quận Hai Bà Trưng.

Năm 2023, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã và cộng đồng chủ thể tiến hành xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị đưa phở vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia thông qua các hoạt động thống kê, khảo sát, điền dã, ghi hình, ghi âm, chụp ảnh,.. để nhận diện và đánh giá thực trạng di sản. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học, “Phở Hà Nội” đã được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia năm 2024 tại Quyết định số 2328/QĐ-BVHTTDL ngày 9/8/2024 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Việc ghi danh tri thức dân gian Phở Hà Nội vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia sẽ tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng và tích cực đối với việc bảo tồn và phát triển văn hóa ẩm thực truyền thống trong tương lai.

Tôn vinh di sản văn hóa

Nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ẩm thực truyền thống của Thủ đô Hà Nội, xây dựng và khai thác có hiệu quả thương hiệu văn hoá, ẩm thực thông qua phát triển nền văn hoá, ẩm thực tinh tuý, đặc sắc, chất lượng, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Hà Nội kết nối năm châu”.

Ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở VHTT Hà Nội cho biết, Lễ hội sẽ tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ẩm thực truyền thống của Thủ đô Hà Nội, tạo nguồn lực phát triển, xây dựng và khai thác có hiệu quả thương hiệu văn hóa, ẩm thực, thông qua phát triển nền văn hóa, ẩm thực đa dạng, tinh túy, đặc sắc, chất lượng, qua đó khẳng định vị thế của Hà Nội là điểm đến ẩm thực hấp dẫn tới bạn bè trong nước, khu vực và quốc tế.

pho 17325470977571268850020

“Phở Hà Nội” chính thức được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự ghi nhận về giá trị lịch sử và văn hóa, mà còn mở ra cơ hội bảo tồn và phát triển bền vững tinh hoa ẩm thực truyền thống của Thủ đô

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội nhấn mạnh, lễ hội còn có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn và phát huy giá trị ẩm thực, đặc biệt là các sản phẩm của làng nghề truyền thống nhằm lan tỏa, gìn giữ, lưu truyền các giá trị ẩm thực, các sản phẩm đặc sản của từng vùng, địa phương.

 Advertisement 

Đồng thời, tạo điều kiện cho đại sứ quán các nước, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân gặp gỡ, giao lưu, trưng bày quảng bá sản phẩm, trao đổi, ký kết hợp tác kinh doanh, mở rộng thị trường, phát triển du lịch nhằm nâng tầm thương hiệu, nâng cao uy tín, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Thủ đô.

Từ đó mở rộng quan hệ, hợp tác với các địa phương, tổ chức và cá nhân nước ngoài, các tổ chức quốc tế, thu hút nguồn đầu tư, thúc đẩy thương mại, du lịch, công nghiệp văn hóa, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống của Hà Nội.

 Advertisement 

Lễ khai mạc sẽ diễn ra lúc 19h00 ngày 29/11/2024 tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội. UBND TP Hà Nội sẽ chính thức tổ chức công bố Quyết định ghi danh “Phở Hà Nội” là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. Lễ khai mạc có sự tham gia của 500 đại biểu gồm: Lãnh đạo TP Hà Nội, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Ẩm thực, Lãnh đạo quận, huyện và Đơn vị đồng hành. Đặc biệt, chương trình còn có sự xuất hiện của Nghệ sĩ nhân dân Xuân Bắc để cùng góp phần quảng bá và lan tỏa di sản văn hóa “Phở Hà Nội”.

Trong khuôn khổ sự kiện sẽ có tọa đàm “Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Phở Hà Nội”. Tổ chức từ 9h00 -11h00 ngày 01/12/2024 tại sân khấu chính Công viên Thống Nhất. Các chuyên gia, nghệ nhân sẽ chia sẻ những giá trị làm nên Di sản Văn hóa Phi vật thể “Phở Hà Nội” và các đặc tính lưu truyền qua các thế hệ tạo nên hương vị riêng của “Phở Hà Nội”. Ngoài ra, giảng viên và sinh viên Đại học Thủ đô và Đơn vị đồng hành sẽ thảo luận cách thức quảng bá, kết nối đưa thành bộ môn học tại trường đại học.

Bên cạnh đó là Triển lãm ảnh về phở và gia vị phở và một số hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian khác cũng sẽ là điểm nhấn của Lễ hội lần này./.

Hồng Hà

 Advertisement 

Có Thể Bạn Quan Tâm

Nhịp Sống 365 – Trải qua hành trình hơn 30 năm tái lập, thành phố Lào Cai không ngừng đổi mới, khẳng định vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa và chính trị của tỉnh. Hành trình này là sự kết tinh từ nỗ lực của chính quyền, nhân dân, và đặc biệt [...]

Nhịp Sống 365 – Sau khi áp dụng hình thức phạt tiền, toàn bộ số lượng thuốc lá giả mạo nhãn hàng hóa và giả mạo nhãn hiệu “SAIGON SILVER” đã bị buộc tiêu hủy theo quy định. Đội QLTT số 3 nhận được chỉ đạo của Cục QLTT tỉnh Tiền Giang về thẩm tra, [...]

Nhịp Sống 365 – Tân Dương, huyện Bảo Yên (Lào Cai) – Với những nỗ lực đồng bộ và sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, xã Tân Dương đã ghi dấu ấn khi nhiều năm liền không để xảy ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.  Advertisement  Thách [...]

Nhịp Sống 365 – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tặng Bằng khen cho nghệ sĩ Lê Thanh Phong vì những đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.  Advertisement  Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch [...]

Nhịp Sống 365 – Hai giọng opera trẻ Hà My (soprano) và Đức Tùng (tenor) sẽ có một đêm nhạc chung vào ngày 29/11 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, giới thiệu những trích đoạn opera kinh điển thuộc trường phái Verismo (Hiện thực). Theo nghệ sĩ trẻ Hà My, năm 2024 [...]

Nhịp Sống 365 – Vừa qua, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) tổ chức Chương trình tuyên truyền phục vụ công tác bảo tồn Lễ hội “Mừng lúa mới” (Chi lê xã sả lảm mể) dân tộc Mảng, huyện Nậm Nhùn năm 2024 tại xã Nậm Pì. Nậm Pì [...]

Nhịp Sống 365 – Nằm cách trung tâm xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn khoảng 10 km, thôn Ít Nộc là nơi cư trú của 121 hộ dân, phần lớn thuộc dân tộc Dao đỏ. Cuộc sống nơi đây từng đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng hiện chỉ còn 12 hộ nghèo. Đóng góp [...]

Nhịp Sống 365 – Chợ ở Hà Nội hiện nay đã và đang có những sự thay đổi rõ rệt, ngoài chợ truyền thống còn có các trung tâm thương mại và chợ online. Mỗi loại hình chợ đều có những nét riêng nhưng không thể phủ nhận đây cũng là một cuộc cạnh tranh [...]

Nhịp Sống 365 – Cùng với hệ thống thư viện trên cả nước chuyển đổi số, phát triển văn hoá đọc thì các đơn vị tư nhân cũng đã và đang mở rộng các hình thức sách điện tử, trở thành những thư viện sách điện tử ngày một phong phú, hấp dẫn, tiện ích [...]

Nhịp Sống 365 – Với sự hỗ trợ từ Trung ương, địa phương và cộng đồng, khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên đang dần hồi sinh sau trận mưa lũ lịch sử. Từ những mất mát đau thương, nơi đây đang hướng đến mục tiêu trở thành một “làng [...]

Nhịp Sống 365 – Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (27/11/2014-27/11/2024). Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy [...]

Nhịp Sống 365 – Quảng Ngãi có nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển du lịch bền vững, góp phần xây dựng một nền kinh tế xanh và hòa nhập hơn. Ngày 23/11, tại TP. Quảng Ngãi, Báo Văn Hóa phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tổ [...]

Nhịp Sống 365 – Tối 22/11, tại Hồ Mường Lự, thị trấn Tam Đường, tỉnh Lai Châu, UBND huyện Tam Đường tổ chức Khai mạc Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I, năm 2024 với chủ đề “Về miền Đỗ Quyên”.  Advertisement  Ông Vũ Xuân Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban [...]

Nhịp Sống 365 – Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức May và Mặc áo dài Huế” được tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức trang trọng với sự tham dự của đông đảo người dân và những người yêu mến áo dài Huế. Sáng 23/11, Sở [...]

Nhịp Sống 365 – Kể từ khi khai trương vào tháng 4/2023, Thư viện số cộng đồng Tam Kỳ đặt tại Quảng trường 24/3, ngay trung tâm tỉnh lỵ Quảng Nam, đã trở thành biểu tượng của văn hóa đọc và chuyển đổi số ở Việt Nam. Với hệ thống hiện đại và không gian [...]

Nhịp Sống 365 – Trong khuôn khổ nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao nhận thức cộng đồng, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bát Xát vừa tổ chức thành công Hội thi liên hoan các mô hình sáng tạo năm 2024. Hội thi không chỉ phản ánh những vấn đề cấp [...]

Nhịp Sống 365 – Ban Thường vụ Huyện đoàn Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã xây dựng, thiết kế mô hình thư viện thông minh và triển khai đến các đơn vị đoàn cơ sở trực thuộc. Theo anh Võ Đình Cháu – Bí thư Huyện đoàn Vạn Ninh, mô hình Thư viện số do Ban [...]

Nhịp Sống 365 – Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Lào Cai Tập Huấn Lồng Ghép Giới: Nâng Cao Kiến Thức và Kỹ Năng Sáng ngày 22/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Lào Cai tổ chức hội nghị tập huấn chuyên đề nâng cao năng lực lồng ghép giới. Chương trình hướng [...]

Nhịp Sống 365 – Công tác chuyển đổi số trong hoạt động thư viện tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua đã có những ảnh hưởng tích cực đến việc thúc đẩy phát triển văn hóa đọc trên địa bàn. Những năm qua, nhiều chính sách, chủ trương và quyết [...]

Nhịp Sống 365 – Thư viện tỉnh Lâm Đồng đã chú trọng đến công tác bổ sung tài liệu số, và tạo ra các sản phẩm thông tin đa dạng, phong phú để phục vụ bạn đọc. Năm 2021 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định phê duyệt “Chương trình chuyển đổi [...]